5 điều người bị tiểu đường cần làm trong mùa Đông
Luôn giữ ấm bàn tay

Ảnh minh họa
Bàn tay là nơi tiếp xúc với các đồ vật và nhiệt độ thấp của thời tiết nhiều nhất chính vì vậy đây cũng là bộ phận cần lưu ý nhất. Khi kiểm tra đường huyết vào mùa đông, bạn nên tránh để tay quá lạnh, tốt nhất nên duy trì cho bàn tay ấm, nếu bàn tay cóng tốt nhất nên làm ấm dần, như vậy chỉ số đo được mới chính xác.
Nếu bạn ở ngoài trời lâu các đầu ngón tay thường đỏ hoặc rát gây ngứa, việc này cũng không tiện cho quá trình đo đường huyết.
Chú ý đến đôi bàn chân

Ảnh minh họa
Trong mùa đông, đôi bàn chân của người bệnh tiểu đường cần nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn. Độ ẩm sẽ có xu hướng giảm xuống trong suốt mùa đông, và có thể sẽ gây ra tình trạng khô da. Do vậy, hãy kiểm tra đôi bàn chân hàng ngày, dưỡng ẩm chân ngay sau khi tắm và bảo vệ chân bằng giày/bốt khô và ấm.
Nếu chức năng tuần hoàn của bạn kém và có các bệnh lý về thần kinh ngoại biên, bạn có thể không thực sự cảm nhận được nhiệt độ lạnh thông qua bàn chân. Do vậy, nguy cơ bị loét, nhiễm trùng và hoại tử chân ở người bệnh tiểu đường trong mùa đông sẽ cao hơn.
Không bỏ bữa để giảm calo

Ảnh minh họa
Không nên bỏ bữa để giảm hấp thu calo vì bỏ bữa thường dẫn tới ăn vặt và ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo. Do đó, bạn nên duy trì tần suất và giờ giấc của các bữa ăn. Nếu không đói vào bữa tối, bạn có thể giảm phần ăn hoặc ăn chút trái cây để để phòng thèm ăn vào ban đêm. Nhớ là bỏ bữa không chỉ dẫn tới hạ đường huyết mà còn có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như chóng mặt, nhịp tim tăng và đổ mồ hôi lạnh…
Tập luyện thường xuyên

Ảnh minh họa
Chỉ cần những hoạt động đơn giản như làm vườn, leo cầu thang, hoặc đi bộ 20 phút cũng có thể giúp tăng cường chuyển hóa và đốt cháy calo. Vì vậy bạn cần duy trì tập luyện thường xuyên.
Dự phòng nhiễm trùng
Đối với bệnh tiểu đường, khi bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm đôi khi sẽ gây ra một số tác động đến sức khỏe. Đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được như cúm hay viêm phổi có thể sẽ diễn biến rất nhanh và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến nhiễm xeton axit. Do vậy, với người tiểu đường, vào mùa đông chính là tránh tiếp xúc với những người bị ốm và thường xuyên rửa sạch tay để dự phòng các bệnh dễ lây nhiễm.
-> Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì?
Xem thêm: Thói quen nguy hiểm trong ngày đèn đỏ (Nguồn: Zingnews.vn)

-
Vì sao cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài?
-
7 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch đang suy giảm
-
Cột sống khỏe, bệnh khỏi tự nhiên không cần đến thuốc
-
5 thực phẩm hàng ngày có tác dụng cực tốt trong phòng chống ung thư
-
Tử vi chủ nhật ngày 17/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tuất có tin vui tài lộc
-
3 loại gia vị ngấm ngầm hại gan nhà nào cũng dùng
-
Con gái Hồ Ngọc Hà mắt tròn, mũi cao hưởng nét đẹp của bố mẹ
-
Tử vi thứ 2 ngày 11/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tuất sự nghiệp đại cát đại lợi
-
Tử vi thứ 3 ngày 12/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Dần tài lộc vượng phát
-
Tử vi thứ 5 ngày 14/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ tài lộc vượng phát
-
Bí quyết “níu” thanh xuân của U50 khiến cộng đồng bỉm sữa ngỡ ngàng, thích thú
-
Tử vi thứ 7 ngày 16/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tuất sự nghiệp suôn sẻ
-
Một câu nói "giết chết" cuộc hôn nhân
-
7 lỗi chải đầu khiến tóc nhanh hư tổn
-
Không cần tủ lạnh, làm theo 6 cách này thực phẩm vẫn tươi ngon cả tuần
-
3 loại gia vị ngấm ngầm hại gan nhà nào cũng dùng
-
Một ngày uống tối đa bao nhiêu tách cà phê là đủ?
-
Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức: "Độ tuổi đột quỵ đang trẻ dần do nhiều yếu tố"
- Các bước cần làm khi đi khám bệnh để không lây nhiễm virus SARS-CoV-2
- Tại sao không nên dùng điện thoại làm đồng hồ báo thức?
- Chàng trai chăm thể dục, ăn uống điều độ bất ngờ bị ung thư
- Tại sao một số sợi lông trên cơ thể lại mọc dài tới mức vô lý?
- Cơ thể thay đổi thế nào khi uống 2 cốc bia mỗi ngày trong 1 tháng?