5 nguyên tắc "sống còn" để người bệnh huyết áp không đột quỵ khi trời lạnh
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn quá mặn, ăn nhiều chất béo gây tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch là những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Càng ăn mặn thì khối lượng máu càng tăng, áp lực lên thành mạch máu cũng tăng. Nếu mạch máu bị xơ cứng (xơ vữa), nhất là mạch máu ở não thì có thể bị vỡ, gây tai biến mạch máu não.

Ảnh minh họa
Người bệnh nên ăn nhiều rau quả (cam, quýt, bưởi dưa hấu) và chất xơ. Cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. Cải cúc chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng giảm huyết áp... Ngoài ra, người bệnh nên ăn cà chua, cà tím, cà rốt, hành tây, nấm hương, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột.
Giữ ấm cơ thể mùa lạnh

Ảnh minh họa
Nên giữ nhiệt độ trong nhà thấp nhất là từ 16 đến 18 độ C, thường xuyên uống một ly nước nóng trước khi ngủ và dùng các thực phẩm và đồ uống nóng có thể giúp tăng năng lượng đồng thời giúp giữ ấm cho cơ thể. Mặc nhiều áo mỏng có thể giúp giữ ấm cho cơ thể hơn là mặc một chiếc áo dày, sắm một chiếc mũ len và một cái khăn quàng để giữ ấm cho đầu và cổ, hai vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất khi nhiệt độ thay đổi.
Tập luyện và vận động nhẹ nhàng đều đặn

Ảnh minh họa
Tập luyện đều đặn và phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng đối với người bị tăng huyết áp, giúp nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp. Người bệnh nên chọn hình thức tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền và khí công... Khi tập thể dục cũng phải chọn chỗ kín gió, ấm áp. Khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nếu thời tiết quá lạnh hay nhiều gió có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà.
Hạn chế uống rượu, bia
Khi uống rượu, bia vào cơ thể sẽ nóng cho nên nhiều người thường nghĩ rằng vào mùa đông khi thời tiết lạnh uống rượu, bia sẽ tốt. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, chất cồn có trong rượu sẽ làm huyết áp tăng cao, gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu lên não.
Tắm đúng cách vào mùa lạnh
- Không tắm và gội đầu cùng một lúc.
- Khi đói thì không được đi tắm hoặc vừa mới ăn xong cũng không nên đi tắm ngay mà cần ngồi nghỉ một lúc rồi mới tắm.
- Phải tắm nơi kín gió, ấm áp và không được tắm sau 10h đêm. Những ngày lạnh, khi vào ban đêm nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Chính vì vậy, tắm vào thời điểm này rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cao.
- Dù cho vào mùa đông bạn tắm với nước nóng nhưng cũng không nên tắm quá lâu vì rất dễ khiến cơ thể mệt mỏi, nhiễm lạnh, dẫn tới rối loạn nhịp tim. Tốt nhất, chỉ nên tắm trong khoảng 10 phút và phải lau khô người ngay sau khi tắm.
-> 5 thói quen gội đầu dễ gây đột quỵ
Xem thêm: Khu bào chế vacxin đầu tiên tại Việt Nam (Nguồn: Zingnews.vn)

-
Thói quen ăn rau dễ ngộ độc nhưng 99% người Việt mắc phải
-
Việt quất đông lạnh có tốt không, bảo quản như thế nào?
-
Phụ nữ làm "chuyện ấy" bao nhiêu lần/tuần là tốt nhất?
-
Trứng gà lòng đào hay chín kỹ nhiều dinh dưỡng hơn?
-
Vì sao nên làm "chuyện ấy" ngày đèn đỏ?
-
6 nguyên nhân chính làm mất cảm giác "ham muốn tình dục"
-
Lần đầu “Bé” Xuân Mai khoe ảnh 3 con, con gái út giống hệt mẹ
-
Phụ nữ làm "chuyện ấy" bao nhiêu lần/tuần là tốt nhất?
-
Sau tuổi 50 xấu đẹp đều như nhau, sau 80 tuổi tiền nhiều cũng như ít
-
Điều đặc biệt về xế hộp 60 tỷ, nội thất theo yêu cầu Cường Đô la mới “tậu”
-
5 điều kiêng kỵ trong ngày Tết Hàn thực
-
Vì sao nên làm "chuyện ấy" ngày đèn đỏ?
- Các bước cần làm khi đi khám bệnh để không lây nhiễm virus SARS-CoV-2
- Tại sao không nên dùng điện thoại làm đồng hồ báo thức?
- Chàng trai chăm thể dục, ăn uống điều độ bất ngờ bị ung thư
- Tại sao một số sợi lông trên cơ thể lại mọc dài tới mức vô lý?
- Cơ thể thay đổi thế nào khi uống 2 cốc bia mỗi ngày trong 1 tháng?