6 cách nhận biết lời xin lỗi không thật lòng
Lời xin lỗi “giả trân” có từ “nếu” hoặc “nhưng”
Theo các nhà tâm lý học, ngay cả khi lời xin lỗi có những từ thực sự là “Tôi xin lỗi” nhưng sau đó được tiếp tục bằng “nếu” hoặc “nhưng” thì đó không phải lời thật lòng. Từ "nhưng" làm lời xin lỗi mất đi hiệu lực. còn từ "nếu" có nghĩa là có thể họ chưa gây tổn thương đến bạn.
Ngược lại, một lời xin lỗi chân thành sẽ đặt tất cả trách nhiệm lên vai người đưa ra lời xin lỗi này và không làm giảm cảm xúc của người bị tổn thương.

Ảnh minh họa.
Lời xin lỗi giả tạo thường dài dòng
Một lời xin lỗi xuất phát từ trái tim bạn thực ra không cần nhiều lời. Ngược lại, một lời xin lỗi giả tạo đưa ra một loạt các giải thích và chi tiết không cần thiết để cố gắng che giấu cảm xúc thật của người đó về tình huống này.
Lời xin lỗi thiếu chân thành thường dùng dạng bị động
Kiểu xin lỗi này thường dùng cụm từ bị động như “những thứ bạn đã bị ảnh hưởng”, “những lỗi lầm bị gây ra bởi” thường được sử dụng trong bài phát biểu trước đám đông khi người nói thừa nhận rằng đã làm sai điều gì đó, nhưng thực ra đang cố gắng trốn tránh trách nhiệm trực tiếp bằng việc chọn cách nói bị động.
Dạng bị động không nhấn mạnh vào ai là người chịu trách nhiệm cho sai lầm đó như dạng chủ động (ví dụ "Tôi đã mắc sai lầm").
Một lời xin lỗi thực sự không thể bắt đầu bằng "Họ bảo tôi phải xin lỗi”
Khi một người sử dụng những từ này, họ thực sự đang nói rằng việc xin lỗi bạn không trực tiếp đến từ họ. Lời xin lỗi này chỉ được đưa ra vì người khác nghĩ rằng điều này là cần thiết, nếu không họ sẽ không xin lỗi.

Ảnh minh họa.
“Bạn hiểu tôi mà” và những từ ngữ khi người nói xin lỗi không thực sự muốn xin lỗi
Chuyên gia Dan Neuharth, Ph.D., MFT nói về một số cụm từ có thể được coi là dấu hiệu của một lời xin lỗi giả trân:
“Bạn biết đấy tôi ...”: Cách diễn đạt này thực sự đang cố gắng thuyết phục bạn rằng không có gì phải buồn cả. (Bạn biết tôi không cố ý)
“Tôi đã ...rồi”: Cụm từ này nói rằng không còn gì để nói và không còn gì để xin lỗi nữa. (“Tôi đã xin lỗi về điều đó nhiều lần rồi.”)
“Tôi xin lỗi vì bạn ...”: Những gì cụm từ này đang làm là đổ lỗi cho bạn và khiến bạn trở thành nguồn gốc của vấn đề.
“Tôi đoán là tôi ...”: Điều này chỉ gợi ý về sự cần thiết phải xin lỗi nhưng không thực sự đưa ra lời xin lỗi.
“Tôi xin lỗi, được chưa?”: chuyên gia gọi đây là “lời xin lỗi bắt nạt cả trong lời nói cũng như giọng điệu.
Lời xin lỗi giả tạo không đi kèm hành động thiết thực
Dù người đó đang nói gì khi cố gắng xin lỗi, điều chính của một lời xin lỗi chân thành là hành động đằng sau nó. Hành động này nhằm bù đắp những tổn thương mà bạn đã cảm thấy và ngụ ý cố gắng làm đúng những gì đã làm sai trong lần đầu tiên. Nó có nghĩa là biến lời nói thành hành động.

-
Cần Thơ sắp có chung cư cao cấp với tháp đôi 23 tầng
-
Toàn cảnh sự việc nam thanh niên cứu cháu bé 2 tuổi rơi từ tầng 13 chung cư ở Hà Nội
-
Vì sao trước Phật tổ lại thắp 3 nén hương, 3 vái, 3 lạy?
-
“Người hùng” đỡ cháu bé rơi từ tầng 13: “Lúc đó tôi cảm giác như con mình gặp nguy hiểm”
-
Tặng bằng khen cho nam thanh niên dũng cảm cứu bé gái rơi từ tầng 13 chung cư
-
Bổ nhiệm Chánh Văn phòng UBND thành phố Cần Thơ
-
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn ớt cay mỗi ngày?
-
Nghĩ về cách dạy con từ bức thư của CEO và tử tù gửi mẹ
-
Nữ giám đốc rửa bát thuê để được gặp cha
-
Vì sao phụ nữ châu Á nhìn trẻ hơn phụ nữ phương Tây cùng tuổi?
-
Không phải nhan sắc hay khí chất, đây mới là vốn liếng lớn nhất của người phụ nữ
-
10 "bẫy mua sắm" trong siêu thị khiến khách hàng khó rời bước