Bé gái 13 tuổi uống thuốc sâu tự tử vì bạn bè trêu chọc
Ngày 22/1, TS.BS Ngô Anh Vinh, Phó trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên (BV Nhi TƯ) cho biết, BV vừa tiếp nhận và điều trị cho một bé gái (13 tuổi) bị ngộ độc thuốc trừ sâu.
Nguyên nhân là bởi bé không chịu nổi những áp lực học đường nên đã uống thuốc trừ sâu nhằm giải thoát cho mình.
Sự việc bắt đầu xảy ra với em khi giữa năm học, cô giáo xếp em ngồi giữa hai bạn nam. Kể từ đó, em thường xuyên bị hai bạn bên cạnh mình trêu chọc, giật và ném sách vở. Nghiêm trọng hơn em thường xuyên bị hai bạn lấy sách đập vào đầu.
Ngoài ra, em còn bị cả lớp ghép đôi với một trong hai bạn nam đó khiến em luôn có cảm giác xấu hổ, căng thẳng và lo sợ nên không thể tập trung học tập khiến học lực ngày càng giảm sút. Mỗi khi em không làm được bài hoặc bị điểm kém thì cả lớp lại trêu chọc khiến trẻ càng chán nản, tự ti và không muốn đi học. Nghĩ đến việc đi học, em luôn lo lắng, sợ hãi và cảm thấy không có ai hiểu và giúp đỡ mình. Dần dần, em không muốn giao tiếp với ai, thậm chí cả bố mẹ hay anh chị em.
Mỗi khi về nhà, em không ăn cùng gia đình mà sinh hoạt một mình. Em cảm thấy cuộc sống xung quanh đối với mình như là cực hình và muốn được giải thoát khỏi cảm giác đầy căng thẳng và sợ hãi này.
Em đã nhắn tin cho vài người bạn thân về tâm trạng của mình rồi tự đi mua thuốc trừ sâu. Nửa đêm, em đã uống 2 gói thuốc trừ sâu, rất may bố mẹ phát hiện kịp thời đã đưa em tới bệnh viện để cấp cứu.

Ảnh minh họa
Tại Trung tâm Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi được xử trí cấp cứu bằng cách: rửa dạ dày, uống than hoạt, truyền dịch và sử dụng thuốc giải độc. Sau khi ổn định các chức năng sống, bệnh nhi được chuyển Khoa Sức khỏe vị thành niên.
Tại đây, bệnh nhi luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ và đau đầu. Suốt ngày, chỉ nằm thu mình, cảm giác tự ti và không muốn tâm sự hay trò chuyện với bất kỳ ai.
Sau khi thăm khám và làm các trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ và nhà tâm lý đánh giá bệnh nhi có những sang chấn về tinh thần.
Sau một tuần trị liệu tâm lý, tinh thần của bệnh nhi đã cải thiện hơn. Bệnh nhi cảm thấy khỏe và vui vẻ hơn, hòa đồng với các bạn trong phòng và với mọi người. Ngoài ra, bệnh nhi cũng ăn, ngủ tốt hơn và được ra viện sau đó.
Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn lo lắng về những ảnh hưởng tâm lý lâu dài đối với bệnh nhi này, đặc biệt là khi đi học trở lại, nếu tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn thì có thể bệnh nhi lại tiếp tục có hành vi tự sát và hậu quả có thể còn đau lòng hơn..
TS.BS Ngô Anh Vinh khuyến cáo, việc phòng chống bạo lực học đường phải được xem là công việc của toàn xã hội, là trách nhiệm của các cơ quan chức năng đặc biệt là gia đình và nhà trường. Theo đó, trong gia đình, các bậc phụ huynh cần giành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề xung quanh trường lớp của trẻ. Việc cung cấp các kĩ năng và kinh nghiệm sống cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề nguy cơ trong trường học.
Đối với nhà trường, môi trường học tập tích cực, thân thiện bên cạnh sự đồng hành của giáo viên là yếu tố cần thiết giúp các em học sinh được học tập và phát triển lành mạnh.
Bé gái 16 tuổi không tay trở thành vũ công ba lê, chứng mình mọi điều đều có thể

-
Hải Dương thêm 6 ca mắc COVID-19, Hà Nội chốt ngày cho học sinh trở lại trường
-
Thế giới ghi nhận gần 114 triệu ca mắc COVID-19
-
Công an TP Cần Thơ công bố quyết định về công tác cán bộ
-
Phát hiện 1 ca dương tính SARS-CoV-2 nhập cảnh trái phép về Đồng Tháp
-
Sáng 27/2 không ca mắc COVID-19
-
Thêm 5 người mắc COVID-19, Hải Dương ghi nhận 4 ca ở các huyện
-
Lịch đi học trở lại của học sinh 63 tỉnh thành trên cả nước
-
Tử vi thứ 5 ngày 25/2/2021 của 12 con giáp: Tuổi Sửu vận trình tài lộc tươi sáng
-
Lãnh đạo Cần Thơ kiểm tra tiến độ công trình Đền thờ các Vua Hùng
-
Bác sĩ “nông dân” hồi sinh hàng ngàn người từ cửa tử
-
Ly kỳ chuyện chạy giặc và tục ăn "Tết lại" của ngôi làng ở Chương Mỹ - Hà Nội
-
Tử vi thứ 4 ngày 24/2/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tị tài lộc vượng sắc
-
Làm gì để ngăn đau đầu khi làm việc nhiều với máy tính?
-
Kiềm chế nóng giận phước lành sẽ đến
-
Người "anh hùng áo trắng" thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch
-
GS.TS Nguyễn Viết Tiến: Người mang niềm vui cho nhiều gia đình hiếm muộn
-
Ly kỳ chuyện chạy giặc và tục ăn "Tết lại" của ngôi làng ở Chương Mỹ - Hà Nội
-
Rằm tháng Giêng có ý nghĩa thế nào, nên làm gì trong ngày đó?
- Nguyên Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị đề nghị truy tố với khung hình phạt cao nhất
- Đình chỉ phòng khám liên quan bệnh nhân COVID-19 người Nhật
- Thêm 4 ca mắc mới COVID-19, Hà Nội có ca đầu tiên
- Lịch đi học trở lại của học sinh 63 tỉnh thành trên cả nước
- Xác minh clip "tố" CSGT đánh vỡ mặt, chảy máu mũi một phụ nữ ở Tuyên Quang