Cha mẹ phải làm gì khi con cái xung đột?
Vì vậy, bí quyết gì có thể giúp bạn giải quyết các vụ lộn lộn này trong gia đình?
Bí quyết trị con cái khi xảy ra xung đột
Con cái trong gia đình luôn biết giữ hòa khí, yêu thương và nhường nhịn lẫn nhau là điều mà các bậc làm cha mẹ đều mong ước.Tuy nhiên với những trẻ em trong hầu hết mọi gia đình mà độ tuổi cách nhau khoảng từ một đến bốn tuổi thì những mâu thuẫn, tranh giành, cãi cọ nhau là điều không thể tránh khỏi. Theo điều tra nghiên cứu đã cho thấy, cứ 4 nhà có hơn 1 đứa con thì đến 3 nhà phải chịu cảnh con cái chành chọe.

Thước đo hạnh phúc của một gia đình không nằm ở việc con cái có hay cãi cọ hay không
Cha mẹ nên có thái độ thực tế về những cuộc tranh cãi của trẻ. Khi bọn trẻ chành chọe nhau, bạn có thể tiếp cận theo hai cách: Tham gia vào hoặc đứng ngoài. Hãy để ý đến lứa tuổi, sự trưởng thành, khả năng phân loại, thu xếp mọi việc của trẻ, và cả bản chất vấn đề tranh cãi nữa. Một số nhân tố gây cãi cọ như tranh nhau quyền ngồi trên ghế bành thì không đáng để làm lớn chuyện, cha mẹ có thể đứng bên ngoài chuyện này, để trẻ tự giải quyết.
- Phớt lờ
Nếu việc tranh cãi, đánh nhau của trẻ chỉ là những va chạm nhẹ, không gây ảnh hưởng gì quá nghiêm trọng thì hãy cứ phơt lờ chúng. Trẻ rất mau quên nên chúng sẽ nhanh chóng làm lành với nhau mà không cần sự can thiệp của người lớn. Hãy để kệ cho chúng “chiến đấu” với nhau nếu bạn có thể – tìm phòng khác yên tĩnh hơn hoặc yêu cầu bọn trẻ ra ngoài mà tranh cãi.
Nhưng sẽ có lúc bạn không thể phớt lờ cuộc chiến của bọn trẻ, sự trợ giúp của bạn là cần thiết để giải quyết xung đột. Trong trường hợp ấy, hãy cho trẻ thấy bạn có thể giúp chúng tìm ra giải pháp, nhưng bạn không đứng về “phe” nào (dù trẻ sẽ luôn muốn lôi kéo bố mẹ về phe của chúng). Hãy dạy con giải quyết vấn đề theo cách dễ được chấp nhận hơn thay vì làm đau nhau, la hét hay khóc lóc.
- Đối xử công bằng với các con
Đòi hỏi công bằng là một bản năng không thể thiếu của con người. Các ông bố bà mẹ sẽ không thể giải quyết được bất hòa giữa con cái với nhau nếu thiếu đi sự công minh. Đôi lúc bố mẹ vì quá bận rộn nên không tìm hiểu nguyên nhân, khi nghe các con tranh giành, cãi vã hoặc đánh nhau thì bắt phạt hay đánh đòn cảnh cáo cả hai đứa để “lần sau đỡ phải gây chuyện ồn ào”.
Đối xử công bằng với con cái, giúp cho con biết kiềm nén cảm xúc của mình và không để tính đố kỵ làm ảnh hưởng đến quan hệ của những đứa trẻ là bố mẹ đã tạo được tình cảm gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
- Không so sánh các con với nhau
Việc so sánh những đứa trẻ với nhau rất dễ khiến chúng chạm lòng tự ái và tổn thương sự tự tin. Nếu trẻ ghen tỵ với chị vì chị học giỏi hơn, bố mẹ có thể tâm sự nhẹ nhàng để trẻ hiểu rằng ai cũng có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Không nên so sánh trẻ với anh chị em trong nhà, hoặc nếu muốn so sánh nhằm khích lệ trẻ nỗ lực, phấn đấu thì bố mẹ cần tế nhị và thật khéo léo.
- Tạo một môi trường sống hòa thuận
Cả bố và mẹ phải chung sức xây dựng một gia đình có không khí thuận hòa giữa các anh chị em. Trước hết, cha mẹ phải trở thành tấm gương mẫu mực, đối xử hòa thuận với nhau. Bởi vì, trẻ sẽ học cách chung sống hòa thuận từ cha mẹ chúng đầu tiên. Đừng mong chờ trẻ hành xử tốt nếu người lớn không làm gương cho chúng. Cần tránh không cho trẻ chơi những trò chơi hoặc những hoạt động kích thích đánh nhau. Môi trường hòa thuận là cái nôi rất tốt để hình thành nhân cách của trẻ.
- Dạy trẻ biết giải hòa
Bố mẹ cần phải dạy con cách đối phó với tình huống tranh cãi. Khi trẻ đã bình tĩnh trở lại và cởi mở hơn, hãy tâm sự với con về tình huống đánh nhau lúc trước. Không ít những ông bố bà mẹ vì quá mệt mỏi trước những “cuộc chiến” thường xuyên của trẻ nên đã để cho chúng “tự xử”. Nếu sau những “cuộc chiến” không phân thắng bại, chúng sẽ cảm thấy chán và chọn giải pháp hòa bình. Bố mẹ sẽ rất bất ngờ khi thấy trẻ sau một hồi tranh giành, khóc lóc chúng lại thân thiện, ríu rít “anh anh, em em” trông rất tình cảm.
Thước đo hạnh phúc của một gia đình không nằm ở việc con cái nhà đấy có hay chí chóe không mà nằm ở việc chúng có cùng nhau giải quyết được mọi việc không. Cha mẹ nên hiểu các con mình cần được trao cho cơ hội tự giải quyết vấn đề của riêng chúng, có những lúc cãi nhau là cơ hội dạy trẻ các kỹ năng giải quyết xung đột tuyệt vời.
->Phụ huynh cần biết Quy tắc vàng khi kỷ luật con
Video: Hài hước với điệu cười của các bé

-
Bí quyết nuôi dưỡng thói quen đọc sách sớm cho trẻ
-
Những quy tắc con trẻ cần thuộc lòng đặc biệt là điều thứ 10
-
7 lỗi chải đầu khiến tóc nhanh hư tổn
-
Không cần tủ lạnh, làm theo 6 cách này thực phẩm vẫn tươi ngon cả tuần
-
Tôi đau đầu vì thói quen quái gở của bố chồng
-
7 sai lầm đẩy hôn nhân xuống vực thẳm
-
Con gái Hồ Ngọc Hà mắt tròn, mũi cao hưởng nét đẹp của bố mẹ
-
Tử vi thứ 3 ngày 12/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Dần tài lộc vượng phát
-
Tử vi thứ 5 ngày 14/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ tài lộc vượng phát
-
Bí quyết “níu” thanh xuân của U50 khiến cộng đồng bỉm sữa ngỡ ngàng, thích thú
-
Tử vi chủ nhật ngày 17/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tuất có tin vui tài lộc
-
Tử vi thứ 7 ngày 16/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tuất sự nghiệp suôn sẻ
-
Tắm khuya gây ra tác hại gì, tắm thế nào cho an toàn sức khỏe?
-
5 bài học đáng suy ngẫm từ buổi họp lớp sau 20 năm
-
Hành trình từ bỏ thuốc lá, rượu bia của một người 20 năm nghiện ngập
-
Những quy tắc con trẻ cần thuộc lòng đặc biệt là điều thứ 10
-
Một câu nói "giết chết" cuộc hôn nhân
-
7 lỗi chải đầu khiến tóc nhanh hư tổn