Chưa kết hôn, khai sinh cho con có phải xét nghiệm ADN không?

Cha mẹ chưa đăng ký kết hôn, con vẫn được khai sinh?
Điều 14 Luật Hộ tịch nêu rõ, nội dung đăng ký khai sinh gồm những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân như thông tin của người được khai sinh (họ, tên, giới tính, năm sinh, dân tộc…); thông tin về cha mẹ của người đó; số định danh cá nhân…
Theo đó, hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị khi đi đăng ký khai sinh được nêu tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch: (1) Tờ khai theo mẫu; (2) Giấy chứng sinh. Nếu không có giấy chứng sinh thì phải nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh… Đặc biệt, nếu cha mẹ của trẻ đăng ký khai sinh đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
Như vậy, có thể thấy, khi khai sinh cho con không bắt buộc phải xuất trình đăng ký kết hôn trừ trường hợp cha mẹ đã kết hôn. Nếu cha mẹ chưa đăng ký kết hôn thì con sẽ được khai sinh theo diện chưa xác định được cha hoặc mẹ.
Khi đó, nếu chưa xác định được cha hoặc mẹ thì phần ghi cha hoặc mẹ sẽ bỏ trống trong sổ hộ tịch và giấy khai sinh (Điều 15 Nghị định 123 năm 2015).
Chưa kết hôn, khai sinh cho con phải xét nghiệm ADN?
Như phân tích ở trên, chưa kết hôn vẫn có thể thực hiện khai sinh cho con. Khi đó, sẽ khai sinh cho trẻ theo diện chưa xác định được cha hoặc mẹ và trong giấy khai sinh không thể hiện tên của cha hoặc mẹ.
Nếu muốn khai sinh có đầy đủ tên cha và mẹ thì phải thực hiện đồng thời 02 thủ tục là đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ và con. Hồ sơ để thực hiện đồng thời hai thủ tục này được quy định cụ thể tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP: (1) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu; (2) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng sinh; (3) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ con: Văn bản của cơ quan y tế, giám định… trong và ngoài nước xác nhận quan hệ cha con, mẹ con; thư từ, phim ảnh… chứng minh quan hệ cha con, mẹ con và văn bản cam đoan con chung của hai người, có ít nhất 02 người thân thích làm chứng.
Có thể thấy, có 02 cách để chứng minh quan hệ cha con, mẹ con là: (1) Xét nghiệm ADN tại cơ quan y tế, cơ quan giám định… trong nước và nước ngoài; (2) Thư từ, phim ảnh, băng đĩa… chứng minh mối quan hệ cha con, mẹ con cùng văn bản cam đoan con chung có người làm chứng.
Như vậy, xét nghiệm ADN không phải là biện pháp duy nhất để xác định quan hệ cha con, mẹ con khi muốn đăng ký khai sinh cho con mà chưa đăng ký kết hôn nên không bắt buộc mọi trường hợp chưa đăng ký kết hôn đều phải xét nghiệm ADN để khai sinh cho con có đủ tên cha và mẹ.
Luật sư Phạm Ngọc Minh, Công ty Luật TNHH Everest giải đáp

-
15 năm đóng BHXH đã đủ điều kiện hưởng lương hưu?
-
Công an phường có được xử lý vi phạm giao thông?
-
Ép người khác uống rượu bia vào ngày Tết: Bị xử phạt thế nào?
-
Thu nhập từ thưởng Tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, BHXH?
-
Điểm mới về chính sách BHYT có hiệu lực từ năm 2021
-
Lương chồng chuyển thẳng vào tài khoản vợ khi nào theo quy định mới?
-
Toàn cảnh sự việc nam thanh niên cứu cháu bé 2 tuổi rơi từ tầng 13 chung cư ở Hà Nội
-
Ly kỳ chuyện chạy giặc và tục ăn "Tết lại" của ngôi làng ở Chương Mỹ - Hà Nội
-
Vì sao trước Phật tổ lại thắp 3 nén hương, 3 vái, 3 lạy?
-
“Người hùng” đỡ cháu bé rơi từ tầng 13: “Lúc đó tôi cảm giác như con mình gặp nguy hiểm”
-
Tặng bằng khen cho nam thanh niên dũng cảm cứu bé gái rơi từ tầng 13 chung cư
-
Mạc Văn Khoa giàu cỡ nào?
-
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn chay?
-
Ép vợ trả tiền mới cho ly hôn, trả giấy tờ: Hành vi thiếu đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục
-
10 câu nói truyền cảm hứng từ những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới
-
Tại sao thường nghe thấy tiếng động cót két vào ban đêm?
-
Tiến sĩ Toán học nổi tiếng thế giới: "Người mẹ nông dân là cố vấn tốt nhất trong cuộc đời tôi"
-
Đoán tính cách qua việc lựa chọn trà và cà phê buổi sáng