Chuyên gia pháp lý nói gì về đề xuất xe máy phải bật đèn cả ngày?
Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã công bố dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) để lấy ý kiến đóng góp của người dân. Trong đó, dự luật bổ sung nhiều quy định mới đáng lưu ý như quy tắc sử dụng đèn của các phương tiện tham gia giao thông.
Cụ thể, Khoản 3, Điều 27 Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) quy định: "Trong suốt cả ngày, xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau".

Đề xuất về quy định xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn cả ngày đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
>>>Đề xuất xe máy bật đèn cả ngày: Nhiều ý kiến trái chiều
Trước thông tin về đề xuất này, đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra thảo luận về quy định các phương tiện như xe mô tô, xe máy, xe đạp điện... bắt buộc phải bật đèn cả ngày có thực sự cần thiết và phù hợp tại Việt Nam không?
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Luật sư Vũ Tuân - Công ty Luật Đại Nam (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng quy định này là có cơ sở khoa học và phù hợp với pháp luật quốc tế.
Cụ thể, theo luật sư Vũ Tuân, trong Báo cáo chuyên đề về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại Hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của Bộ GTVT, nguyên nhân lớn nhất xảy ra tai nạn giao thông đường bộ là do người điều khiển phương tiện thiếu quan sát, vi phạm làn đường, phần đường.
"Do đó, việc bật đèn sẽ giúp chính phương tiện có thể tăng khả năng được nhận biết từ đó nâng cao hiệu quả cảnh báo, đồng thời tạo phản xạ cho người tham gia giao thông chủ động xử lý tình huống như giảm tốc độ, cho xe tránh,… khi phát hiện có xe phía trước hoặc phía sau. Điều này sẽ giúp giảm tai nạn giao thông đáng kể", luật sư Tuân nói.
Ngoài ra, chuyên gia pháp lý này cũng lưu ý rằng, việc bật đèn xe vào ban ngày là đối với các đèn báo hiệu, đèn chiếu sáng phía trước (đèn cos) chứ không phải đèn chiếu xa (đèn pha). "Việc bật đèn chiếu xa hiện nay đang bị cấm khi điều khiển phương tiện trong đô thị và khu đông dân cư".

Luật sư Vũ Tuân - Công ty Luật Đại Nam (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)
Bên cạnh đó, nếu xét về yếu tố môi trường, theo như nhiều chuyên gia về môi trường đã cho biết hiện nay phần lớn các phương tiện đã được thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng bằng đèn Led, hiệu quả chiếu sáng tốt, ít tốn nhiên liệu và không sản sinh nhiệt nhiều.
"Do đó yếu tố ảnh hưởng đến môi trường là không đáng kể. Còn về khía cạnh pháp luật, quy định này là phù hợp với Công ước về Giao thông Đường bộ được thông qua tại New York ngày 08/11/1968 mà Việt Nam là thành viên kể từ năm 2014", Luật sư Vũ Tuân cho biết thêm.
Ngoài ra, theo cam kết chung của Cộng đồng kinh tế ASEAN thì Việt Nam đã có lộ trình hài hòa khoảng 51 tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến sản phẩm ôtô, xe máy, trong đó có tiêu chuẩn về tự động bật đèn chiếu sáng phía trước để tăng khả năng nhận biết cho phương tiện vào ban ngày.

Quy định về việc bắt buộc xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn cả ngày có thể ảnh hưởng tới cả người tham gia giao thông và nhà sản xuất phương tiện giao thông nếu được thông qua.
Đánh giá trong trường hợp hợp quy định bắt buộc xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn cả ngày được thông qua có thể ảnh hưởng, tác động như thế nào tới xã hội, Luật sư Vũ Tuân cho rằng hiện nay quy định nêu trên mới là dự thảo đang được Bộ GTVT đưa ra lấy ý kiến.
"Trường hợp quy định này được thông qua sẽ ảnh hưởng tới cả người tham gia giao thông và nhà sản xuất phương tiện giao thông.
Thứ nhất: Đối với người tham gia giao thông sẽ phải làm quen với các phương tiện có trang bị đèn chiếu sáng tự động hoặc thay đổi thói quen sử dụng đèn xe để tuân thủ pháp luật.
Thứ hai: Đối với các nhà sản xuất sẽ phải có thiết kế và phương án sản xuất phương tiện giao thông phù hợp với quy định. Thậm chí, thúc đầy các nhà sản xuất phát triển và tích hợp các công nghệ mới lên các phương tiện của họ", Luật sư Vũ Tuân bày tỏ.

-
Tuyên dương nhiều cá nhân và tập thể hoạt động nữ công TP. Cần Thơ
-
Bổ nhiệm Chánh Văn phòng UBND thành phố Cần Thơ
-
Cần Thơ sắp có chung cư cao cấp với tháp đôi 23 tầng
-
Tránh khai báo y tế, người đàn ông bất chấp lao ô tô qua chốt kiểm dịch Bệnh viện Thể thao
-
6 ca mắc COVID-19 ở Kiên Giang, Bình Dương và Tây Ninh
-
Thông tin bất ngờ vụ súng nổ ở trung tâm quận Ninh Kiều - TP. Cần Thơ
-
Toàn cảnh sự việc nam thanh niên cứu cháu bé 2 tuổi rơi từ tầng 13 chung cư ở Hà Nội
-
Ly kỳ chuyện chạy giặc và tục ăn "Tết lại" của ngôi làng ở Chương Mỹ - Hà Nội
-
Vì sao trước Phật tổ lại thắp 3 nén hương, 3 vái, 3 lạy?
-
“Người hùng” đỡ cháu bé rơi từ tầng 13: “Lúc đó tôi cảm giác như con mình gặp nguy hiểm”
-
Tặng bằng khen cho nam thanh niên dũng cảm cứu bé gái rơi từ tầng 13 chung cư
-
Mạc Văn Khoa giàu cỡ nào?
-
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn chay?
-
Ép vợ trả tiền mới cho ly hôn, trả giấy tờ: Hành vi thiếu đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục
-
10 câu nói truyền cảm hứng từ những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới
-
Tại sao thường nghe thấy tiếng động cót két vào ban đêm?
-
Tiến sĩ Toán học nổi tiếng thế giới: "Người mẹ nông dân là cố vấn tốt nhất trong cuộc đời tôi"
-
Đoán tính cách qua việc lựa chọn trà và cà phê buổi sáng
- Người bỏ quên cháu bé trường Gateway tới tử vong tiết lộ uẩn khúc chiếc áo và quả bóng bay lạ
- Về thôn ăn hàng tấn thịt chó ngày mùng 4 tết ở Hà Nội
- Ngắm biệt thự xa hoa "toàn tiền đi vay" của Phó Chủ tịch Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu
- Ninh Bình lấy mẫu xét nghiệm, cách ly 2 trường hợp bị sốt nghi nhiễm nCoV
- Diễn biến dịch COVID-19 ngày 16/3: Hai bệnh nhân chuyển biến xấu, phải thở máy