Con há miệng khi ngủ tưởng dễ thương nhưng tiềm ẩn điều nguy hiểm không ngờ
Chúng ta được tạo ra tự nhiên để thở bằng mũi và có một số lý do cho điều đó. Lợi ích của việc thở bằng mũi gồm:
Mũi lọc không khí mà chúng ta đang hít thở, loại bỏ chất độc và các phần tử lạ. Thêm vào đó, không khí được làm ẩm trong đường đi của mũi.
Mũi làm ấm không khí để nhiệt độ của nó trở nên phù hợp với phổi.
Mũi giúp chúng ta ngửi thấy thế giới xung quanh.
Mặc dù thở bằng miệng đôi khi là điều bình thường nhưng phần lớn chúng ta thở bằng mũi.
Có nhiều vấn đề y tế có thể khiến trẻ thở bằng miệng bao gồm nghẹt mũi (do dị ứng, viêm xoang hoặc các vấn đề khác), viêm hoặc các loại vật cản khác nhau, chẳng hạn như polyp. Một số người hình thành thói quen thở bằng miệng từ nhỏ.
Nếu con thường xuyên há miệng khi ngủ thì đây là dấu hiệu đáng lưu ý vì trẻ thở bằng miệng có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe.

Ảnh minh họa.
Chứng ngưng thở lúc ngủ
Theo các bác sĩ, thở bằng miệng có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ hoặc làm trầm trọng thêm chứng ngưng thở khi ngủ nếu người bệnh đã mắc phải và đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe của thói quen thở này.

Ảnh minh họa.
Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra khi hơi thở của một người đột ngột ngừng lại và sau đó bắt đầu lại. Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm ngừng thở đột ngột trong khi ngủ, ngáy to, thức dậy với miệng khô, mất ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Bản thân chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như tim, gan và các vấn đề trao đổi chất.
Khô miệng và sâu răng
Khi chúng ta thở bằng miệng, luồng không khí sẽ làm khô môi và toàn bộ miệng, bao gồm cả nướu. Kết quả có những thay đổi trong vi khuẩn sống tự nhiên trong miệng gây sâu răng và các vấn đề về nướu.

Ảnh minh họa.
Khớp cắn kém và các vấn đề về răng hàm
Thói quen dùng miệng thay vì dùng mũi để thở sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề về răng và hàm. Răng khấp khểnh, khớp cắn xấu, lệch lạc và cười hở lợi chỉ là một số trong số đó.

Ảnh minh họa.
Một khuôn mặt dài và hẹp
Theo các nghiên cứu, thói quen thở bằng miệng và sai vị trí lưỡi khiến phần dưới của khuôn mặt trở nên dài hơn. Những đặc điểm này khá nổi bật ở trẻ sau 5 tuổi, ngoài việc nửa dưới của khuôn mặt dài ra, thở bằng miệng có thể dẫn đến mặt lồi với cằm nhỏ và trán dốc.
Nếu bạn nhận thấy trẻ thở bằng miệng hoặc bất kỳ vấn đề hô hấp nào khác, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Chỉ những bác sĩ có chuyên môn mới có thể chẩn đoán cho con bạn và đưa ra những hướng dẫn y tế cần thiết.
-> Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ngừng ăn thực phẩm chế biến từ sữa?

-
Dấu hiệu ban đầu nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ
-
Dậy thì sớm ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
-
Cô gái Hà Lan mách mẹ lợi ích bất ngờ nhờ uống sữa tươi trong bữa sáng của bé
-
Những bệnh trẻ thường dễ mắc phải khi trời mưa phùn, ẩm ướt
-
Tuổi 15 con cần tự lập để trở thành công dân toàn cầu
-
Cô Gái Hà Lan nâng chuẩn dinh dưỡng cân bằng lên một tầm cao mới
-
Gửi tiết kiệm hàng trăm triệu đồng, hơn 20 hộ gia đình khốn đốn vì nhiều năm không thể đòi
-
Lần đầu “Bé” Xuân Mai khoe ảnh 3 con, con gái út giống hệt mẹ
-
Sau tuổi 50 xấu đẹp đều như nhau, sau 80 tuổi tiền nhiều cũng như ít
-
5 điều kiêng kỵ trong ngày Tết Hàn thực
-
Hôn nhân của Kinh Quốc và vợ đại gia: Thường xuyên cãi nhau, vợ không thích showbiz
-
Sau khi bị trộm 13 tỷ, Ngọc Trinh có động thái đầu tiên bảo vệ biệt thự
-
11 mẹo dạy con có trách nhiệm từ khi còn nhỏ
-
Mẹo đơn giản của người Nhật giúp tiết kiệm 35% thu nhập
-
Điều gì xảy ra với làn da khi ngủ không gối?
-
Ăn cùng một bữa sáng mỗi ngày: Tưởng nhàm chán nhưng tác dụng bất ngờ
-
Sau tuổi 50 xấu đẹp đều như nhau, sau 80 tuổi tiền nhiều cũng như ít
-
2 điều cha mẹ nhất định phải dạy con để thành công