Cuộc sống của du khách trên tàu Diamond Princess diễn ra thế nào?
Ngày 26 tháng 1, Chen Risheng, một pháp sư đến từ Đài Loan đã bay đến thành phố Đà Nẵng, Việt Nam trước khi lên tàu du lịch Diamond Princess vào ngày hôm sau.
Một ngày trước khi Chen đến Việt Nam, con tàu cập cảng Hồng Kông, một người đàn ông 80 tuổi đã rời đi và được chẩn đoán nhiễm Covid-19.
Tổng cộng có 3.711 hành khách, bao gồm Chen và các thành viên phi hành đoàn trên tàu có thể đã tiếp xúc với bệnh nhân.

Du thuyền Diamond Princess chở hơn 3700 hành khách và đoàn thủy thủ bị cách ly ở Nhật.
Sau khi nghe tin cụ ông 80 tuổi bị nhiễm virus, Chen bắt đầu cảm thấy lo lắng: "Một ngày trước đó, con tàu đã cập cảng Keelung. Thời điểm ấy, chúng tôi không biết tin có người nhiễm bệnh. Nhiều hành khách vẫn lên đường đi tham quan. Sau khi biết thông tin về bệnh nhân, bầu không khí trên tàu trở nên căng thẳng. Tôi đã đăng một vài cảnh báo trên tài khoản Facebook của mình. Tôi tự nhủ mình phải lạc quan, ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước hơn để bảo vệ sức khỏe. Thuyền trưởng đã phát đi những thông điệp khích lệ hàng ngày cho mọi người trên tàu”.
Ngày 3 tháng 2, con tàu trở về vùng biển Yokohama. Chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh cho tất cả mọi người ở lại trên tàu và cách ly ít nhất 2 tuần.
Chen nói: "Tôi đã đóng gói tất cả mọi thứ vào ngày 3 tháng 2 để chuẩn bị rời tàu, nhưng tôi được thông báo vào phút cuối rằng không ai có thể rời khỏi nơi này. Tất cả chúng tôi cần phải cách ly đến ngày 19 tháng 2.
Trong thời gian cách ly, tôi đã hết dùng hết vitamin C, đồ ăn nhẹ và kính áp tròng. May mắn thay, tôi nhờ một người bạn mang cho tôi một số đồ dùng từ Tokyo. Anh ấy lái xe đến Yokohama và nhờ các nhân viên tại cảng gửi cho tôi. Ngoài các bữa ăn, các thành viên trong phi hành đoàn cũng cung cấp chất khử trùng, khẩu trang, nhiệt kế.
Hành khách phải kiểm tra nhiệt độ mỗi ngày, báo cáo nếu họ bị sốt. Nhiệt độ của tôi là 36,8 độ C, đó là điều bình thường. Nhưng tôi vẫn lo lắng, đặc biệt là khi kiểm tra điện thoại mỗi sáng đọc tin hàng chục trường hợp mới trên tàu nhiễm bệnh”.

Bữa ăn trên du thuyền bị cách ly.
Theo số liệu mới nhất từ Bộ Y tế Nhật Bản, tính đến ngày 18/2, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên tàu Diamond Princess là 542 người.
Zeng Guang, nhà dịch tễ học trưởng tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc cho biết số lượng người nhiễm bệnh gia tăng nhanh chóng đã đặt ra câu hỏi về việc liệu các lệnh cách ly và kiểm dịch trên tàu có hiệu quả hay không hay chỉ khiến tình hình trở nên hỗn loạn?
Ông nói: “Tốt nhất là ngay khi phát hiện ra trường hợp nhiễm trùng đầu tiên, mọi người nên rời khỏi đó ngay lập tức. Các trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh nên được đưa đến bệnh viện. Những người khác cần cách ly theo các triệu chứng của họ”.
Nhưng trong thực tế, điều này không dễ dàng.
Cai Qinghong, một đối tác tại Văn phòng Luật sư Bắc Kinh, cho biết: "Trong những trường hợp như vậy, Nhật Bản có quyền từ chối cho tàu Diamond Princess nhập cảnh theo Quy định Sức khỏe Quốc tế".
Cô nói rằng khi một con tàu ở vùng biển quốc tế, trách nhiệm vận hành nó thuộc về quốc gia nơi nó được đăng ký, trong trường hợp của con tàu này là Vương quốc Anh.
"Nhật Bản có thể giữ những người trên tàu một cách hợp pháp nếu đây là một bước cần thiết để hạn chế sự lây lan của virus. Nhưng cần phải đánh giá thêm về việc liệu đây có phải là một hành động đúng đắn hay không, dựa trên luật pháp Nhật Bản và tình hình tại cảng. Hành khách trên tàu có nghĩa vụ tuân thủ các biện pháp của chính phủ Nhật Bản và công ty du lịch, không nên rời tàu khi không được phép” – cô nói.
Theo báo cáo phương tiện truyền thông Nhật Bản, ước tính rằng hành khách trên tàu Diamond Princess đến từ hơn 50 quốc gia. Một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Ý và Hàn Quốc đã sơ tán công dân của họ khỏi tàu.
Tuy nhiên, Matthew Smith, một công dân Hoa Kỳ đã bị cách ly trên tàu cùng vợ nói rằng anh muốn được ở lại trên tàu hơn.
Anh chia sẻ: “Mong muốn lớn nhất của chúng tôi tại thời điểm này là duy trì việc kiểm dịch để chúng tôi có thể chắc chắn rằng chúng tôi không bị nhiễm bệnh và được tự do đi lại.
Tôi hiểu sự cần thiết trong việc rời tàu, nhưng trong những trường hợp này, không thể đưa mọi người lên xe buýt trong khi chưa hoàn thành kiểm dịch. Tôi thà ở lại trên tàu còn hơn.
Chúng tôi có thể ra ngoài để hít thở không khí trong lành bất cứ khi nào chúng tôi muốn. Với những hành khách ở trong cabin không có cửa sổ, họ sẽ được phép lên boong một giờ mỗi ngày”.

Liu, người đứng đầu một nhóm các chuyên gia chống lại sự bùng phát ở Vũ Hán, nói : “Virus cũng có thể lây lan qua hành khách chạm vào thực phẩm với bàn tay bị nhiễm bẩn. Những người bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh khi họ hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra, virus cũng dễ dàng lây truyền trong khu vực trong nhà, bao gồm cả cabin của tàu.
Điểm yếu lớn nhất trên các tàu du lịch là hầu hết các cabin đều nhỏ và gần như kín, không có cửa sổ, có thể khiến virus lây lan nhanh chóng.
Ngoài ra, mỗi hành khách phải được cách ly trong một phòng, vì những người bị nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng cũng có thể truyền virus, điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng số lượng bệnh nhiễm trùng”.
-> Chia sẻ của du khách trên du thuyền chở hơn 3.700 người đang bị cách ly
Xem thêm: Bênh nhân và bác sĩ Vũ Hán cùng nhảy múa, lạc quan chiến đấu với bệnh tật.

-
Nam thanh niên trở về từ Mỹ mắc COVID-19
-
Tập đoàn A.S. Watson và Grab hợp tác O+O trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
-
Phát hiện 80 bao tải nầm lợn thối đang được đưa đi tiêu thụ
-
Công an Cần Thơ tập huấn nghiệp vụ công tác điều tra, giải quyết TNGT
-
Mua hạt cần sa trên mạng rồi đem trồng tại nhà
-
Khởi tố BN1440 điều tra hành vi làm lây lan dịch bệnh
-
Con gái Hồ Ngọc Hà mắt tròn, mũi cao hưởng nét đẹp của bố mẹ
-
TP Cần Thơ bổ nhiệm 2 giám đốc sở và 1 quyền chủ tịch quận
-
Ảnh hậu trường tố Ngọc Trinh eo kém thon, vòng một xập xệ
-
Tử vi thứ 5 ngày 14/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ tài lộc vượng phát
-
Bí quyết “níu” thanh xuân của U50 khiến cộng đồng bỉm sữa ngỡ ngàng, thích thú
-
Tử vi chủ nhật ngày 17/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tuất có tin vui tài lộc
-
Những món đồ rẻ tiền "rút ruột" ví hàng ngày
-
9 thói quen hàng ngày gây hại cho mắt
-
Tắm khuya gây ra tác hại gì, tắm thế nào cho an toàn sức khỏe?
-
5 bài học đáng suy ngẫm từ buổi họp lớp sau 20 năm
-
Hành trình từ bỏ thuốc lá, rượu bia của một người 20 năm nghiện ngập
-
Những quy tắc con trẻ cần thuộc lòng đặc biệt là điều thứ 10
- Người bỏ quên cháu bé trường Gateway tới tử vong tiết lộ uẩn khúc chiếc áo và quả bóng bay lạ
- Về thôn ăn hàng tấn thịt chó ngày mùng 4 tết ở Hà Nội
- Ngắm biệt thự xa hoa "toàn tiền đi vay" của Phó Chủ tịch Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu
- Ninh Bình lấy mẫu xét nghiệm, cách ly 2 trường hợp bị sốt nghi nhiễm nCoV
- Diễn biến dịch COVID-19 ngày 16/3: Hai bệnh nhân chuyển biến xấu, phải thở máy