Gánh nặng mưu sinh của “quả phụ” trẻ nuôi hai con nhỏ trong ngôi nhà dột nát
Hạnh phúc "đứt gánh giữa đường"
Ngôi nhà cấp bốn chật chội, xuống cấp nặng nề bởi lâu nay vắng bóng người đàn ông là nơi sinh sống của ba mẹ con chị Vy Thị Lành. Khép nép ngồi giữa gian nhà chị Lành không khỏi buồn rầu về những năm tháng đầy sóng gió và tai họa.
Chị Lành quê gốc ở Lạng Sơn, năm 1991 chị cùng cha mẹ xuống mảnh đất Mông Dương, Quảng Ninh để định cư. Tại miền đất mới, kế sinh nhai của gia đình chị là vài miếng ruộng nhỏ.
Năm tháng qua đi, đến tuổi trưởng thành chị Lành gặp về nên duyên với anh Tân ở chính mảnh đất Mông Dương.
Chị Lành nhớ lại: “Năm 2002 hai người về ở với nhau. Hai bên nội, ngoại nhà nghèo nên khi về ở với nhau hai vợ chồng chịu khó làm ăn. Sau đó hai vợ chồng ra ngoài ở riêng, ngày ngày mưu sinh bằng nghề làm rừng thuê. Cố gắng vay mượn anh, chị, em bên nội, bên ngoại nên 2 vợ chồng cũng dựng được ngôi nhà. Khi con trai đầu được 7, 8 tháng tôi đã phải gửi con cho ông bà nội trông hộ để đi làm trả nợ”.

Chị Lành ngậm ngùi kể về cuộc sống đầy sóng gió, gian truân
-> Vợ chồng già 21 năm mưu sinh bằng nghề bán trà đá
Cuộc sống ngỡ thế qua đi trong yên bình nhưng rồi tai ương đã ập đến ngôi nhà nhỏ.
Nói trong nước mắt chị Lành ngậm ngùi: “Vào một ngày của năm 2011 chồng tôi kêu mệt, kèm theo thấy người phù lên to, chân sưng không đeo được dép, mặt cũng sưng to. Đi bệnh viện tỉnh khám, bác sĩ kết luận chồng tôi bị hội chứng suy thận. Nhà cửa lúc đó có gì là tôi phải bán vội, vay mượn thêm nội, ngoại để lo thuốc thang cho chồng. Điều trị ở bệnh viên một tháng không có tiền chạy chữa nên tôi xin cho anh về nhà điều trị. Về sau cũng thấy bệnh tật có thuyên giảm”.
Không có tiền để đưa chồng đi khám lại nên chị Lành cũng đành ngậm ngùi cầu mong chồng sẽ qua khỏi bệnh. Cũng từ khi chồng phát bệnh một mình chị lo gánh vác kinh tế trong gia đình từ thuốc thang cho chồng đến ăn học của con cái và lúc nào chị cũng canh cánh nỗi lo trong lòng.
Và rồi điều mà chị lo lắng nhất đã ập tới...
“Tháng 11 năm ngoái, bệnh chồng tôi tái phát nặng thêm. Tôi đã phải vay mượn khắp nơi đưa anh đi khám nhưng ngắt quãng do không có tiền điều trị. Đến tháng 5 năm nay bệnh biến chứng nặng thêm kèm theo đó các bệnh khác và cách đây hơn 1 tháng anh đã không qua khỏi”, chị Lành ngậm ngùi.
Một mình chèo lái nuôi hai con
Người chồng qua đời để lại cho chị hai cậu con trai thơ dại và bao gánh nặng về kinh tế.
Ngôi nhà ba mẹ con sinh sống ọp ẹp, ngày một xuống cấp nặng nề, những cây hoành đã mục hết phải chống tạm bợ vì không có tiền gia cố, sửa chữa.
Để mưu sinh và nuôi con khôn lớn, ngày ngày chị Lành phải đi làm rừng thuê, ai thuê gì thì chị làm nấy.
“Ở đây chủ yếu là làm rừng không thì không biết làm gì. Công việc cũng thất thường, tháng làm, tháng nghỉ, thu nhập bấp bênh không đủ nuôi con cái ăn học”, chị Lành nói mà ánh mắt đượm buồn.
Khi được hỏi về thu nhập hàng tháng chị Lành cũng nói thật: “Nếu công việc đều thì một tháng 3 triệu đồng. Ngày nắng, mưa thì phải nghỉ nên cũng tùy từng tháng ít hơn. Phải nuôi con đang độ ăn học rồi những món nợ vay mượn chữa trị cho chồng còn chưa trả được nên mẹ con lâu nay cứ bữa đói bữa no như vậy”.

Ngôi nhà ọp ẹp, xuống cấp nặng nề là nơi trú ngụ của ba mẹ con chị Lành
-> Những người phụ nữ mưu sinh bằng nghề "phơi mặt" trên đường quốc lộ
Chị Lành chia sẻ, nỗi sợ hãi lớn nhất của chị là sức khỏe, nếu chị ốm yếu thì các con không biết bấu víu vào ai.
Nghĩ đến món nợ đang ngày một lớn khiến chị Lành không nguôi lo lắng: “Trước tiền thuốc men lo cho chồng đều vay mượn anh, chị, em. Khi chồng nằm xuống tiền lo tang cho anh cũng đều phải vay. Chỉ mong sao sức khỏe ổn định kiếm tiền trả nợ và nuôi con ăn học nhưng không biết thế nào”.
Nhìn cậu câu con trai ngây thơ, chị Lành không khỏi cầm được nước mắt: “Không biết mai kia sẽ làm gì để nuôi hai con ăn học. Mong ước lớn nhất chỉ là làm sao sửa sang, xây dựng lại ngôi nhà để có nơi chui ra chui vào cho ba mẹ con khi trời nắng, trời mưa”.
Những ngày, tháng tiếp theo đối với cuộc sống ba mẹ con chị Lành là những ngày, tháng vô cùng khó khăn và gian nan khi các con dần khôn lớn, bữa ăn cũng đòi hỏi phải nhiều hơn mà đôi vai chị thì dường như ngày càng nặng gánh hơn. Sức khỏe người phụ nữ có hạn, không biết rồi tương lai của những đứa trẻ sẽ đi về đâu...
Video: Nhiều trẻ sứt môi hở hàm ếch được phẫu thuật miễn phí

-
2 ca mắc COVID-19 tại Hà Nội và Đà Nẵng
-
Nestlé Việt Nam tiếp tục được ghi nhận thành tích xuất sắc đóng góp ngân sách Nhà nước
-
TP Cần Thơ bổ nhiệm 2 giám đốc sở và 1 quyền chủ tịch quận
-
Tặng xe đạp cho sinh viên hiến máu nhiều lần nhất tại “Chủ nhật đỏ” lần thứ 11
-
Sinh viên ĐH Kiến trúc TP. HCM giành giải nhất về thiết kế nội thất
-
Công ty TNHH ô tô Trường Sinh cẩu kéo xe 5km, thu 10 triệu đồng
-
Con gái Hồ Ngọc Hà mắt tròn, mũi cao hưởng nét đẹp của bố mẹ
-
Tử vi thứ 3 ngày 12/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Dần tài lộc vượng phát
-
Tử vi thứ 5 ngày 14/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ tài lộc vượng phát
-
Bí quyết “níu” thanh xuân của U50 khiến cộng đồng bỉm sữa ngỡ ngàng, thích thú
-
Tử vi chủ nhật ngày 17/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tuất có tin vui tài lộc
-
Tử vi thứ 7 ngày 16/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tuất sự nghiệp suôn sẻ
-
5 bài học đáng suy ngẫm từ buổi họp lớp sau 20 năm
-
Hành trình từ bỏ thuốc lá, rượu bia của một người 20 năm nghiện ngập
-
Những quy tắc con trẻ cần thuộc lòng đặc biệt là điều thứ 10
-
Một câu nói "giết chết" cuộc hôn nhân
-
7 lỗi chải đầu khiến tóc nhanh hư tổn
-
Không cần tủ lạnh, làm theo 6 cách này thực phẩm vẫn tươi ngon cả tuần
- Người bỏ quên cháu bé trường Gateway tới tử vong tiết lộ uẩn khúc chiếc áo và quả bóng bay lạ
- Về thôn ăn hàng tấn thịt chó ngày mùng 4 tết ở Hà Nội
- Ngắm biệt thự xa hoa "toàn tiền đi vay" của Phó Chủ tịch Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu
- Ninh Bình lấy mẫu xét nghiệm, cách ly 2 trường hợp bị sốt nghi nhiễm nCoV
- Diễn biến dịch COVID-19 ngày 16/3: Hai bệnh nhân chuyển biến xấu, phải thở máy