JVE phản pháo việc Sở Xây dựng Hà Nội nói họ từ bỏ xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch
Trong cuộc họp mới đây (16/6), của Thành ủy Hà Nội, trả lời báo chí, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng cho hay, từ tháng 11/2019, thành phố đã họp yêu cầu Công ty Việt Nhật (JVE), đơn vị thí điểm công nghệ nano làm sạch một đoạn sông Tô Lịch, báo cáo rõ kết quả thí nghiệm, các văn bản pháp lý liên quan đến công ty và công nghệ xử lý.
Sở Xây dựng Hà Nội sau đó yêu cầu công ty cung cấp các tài liệu theo chỉ đạo của thành phố, nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được và công ty không liên hệ lại. "Vậy chúng tôi hiểu là công ty đã từ bỏ việc xử lý nước trên sông Tô Lịch", Phó giám đốc Thắng nói.

Nước sông Tô đen nghịt, bốc mùi hôi thối
Trước thông tin của ông Hoàng Cao Thắng, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội nêu trên, phía JVE đã ngay lập tức phản pháo.
Theo đó, trong nội dung công văn của JVE nêu rõ: “Vừa qua trước thông tin ông PGĐ Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng "JVE đã từ bỏ việc xử lý sông Tô Lịch", JVE xin khẳng định đó là phát ngôn sai sự thật. Chúng tôi không hề muốn tranh cãi qua lại, nhưng vì để rộng đường dư luận nên chúng tôi buộc phải lên tiếng.
JVE chúng tôi chưa từng phát ngôn hay có công văn nào nói rằng chúng tôi từ bỏ việc xử lý ô nhiễm, cải tạo sông Tô Lịch, và qua đây chúng tôi khẳng định ông Hoàng Cao Thắng – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội không phải là người phát ngôn của JVE chúng tôi".

Chuyên gia Nhật Bản đã đích thân tắm tại đoạn thí điểm xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch
Tiếp đó, trước việc yêu cầu cung cấp các tài liệu theo chỉ đạo của thành phố, nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được, phía JVE cho hay: “Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên các chuyên gia Nhật Bản chưa thể nhập cảnh vào Việt Nam và tiến hành các nội dung như đã đề cập. JVE không có thẩm quyền thay thế phía đơn vị Nhật Bản để hoàn thành các yêu cầu mà các cơ quan của Hà Nội đưa ra”.
Từ việc nghiên cứu, khảo sát và thực hiện thí điểm xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch, JVE cho rằng, hiện nay sông Tô Lịch có 2 nguồn gây ô nhiễm:
Nguồn ô nhiễm do nước thải ở bên ngoài đã có dự án xây dựng cống ngầm thu gom nước thải đưa về Nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Nguồn ô nhiễm ở bên trong, theo đánh giá của chuyên gia Nhật Bản: Ngay cả việc khoan cống ngầm thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch thì cũng mới giải quyết được ô nhiễm ở bên ngoài, còn phần bên trong đã và đang bị ô nhiễm (tức tế bào ung thư đã và đang hình thành) ở bên trong thì chưa xử lý được. Nếu việc xây cống bao thu gom nước thải đó làm trước khi sông Tô Lịch bị ô nhiễm (tức trước khi cơ thể sống bị ung thư) thì có thể chỉ cần thu gom nước thải ở bên ngoài là đã xử lý được ô nhiễm.
Tuy nhiên, việc xây cống bao thu gom nước thải được thực hiện sau khi sông Tô Lịch bị ô nhiễm (tức sau khi cơ thể sống đã bị ung thư, đã hình thành tế bào ung thư ở bên trong) thì chỉ thu gom thôi là chưa đủ. Bởi không tác động xử lý ở bên trong thì không thể hết được ô nhiễm (tức không thể hết được ung thư ở bên trong) nếu như không có giải pháp như áp dụng Công nghệ sục khí Nano Nhật Bản để phân hủy toàn bộ chất hữu cơ ô nhiễm nổi váng trên bề mặt, phân hủy tầng bùn hữu cơ ở đáy và phân hủy tận gốc các yếu tố gây ra mùi hôi thối bốc lên là các khí độc như H2S, NH3, CH4.
Đáng chú ý hơn, hiện nay phía đơn vị Nhật Bản đang xây dựng phương án xử lý tổng thể kết hợp giữa cả việc thu gom nước thải bên ngoài bằng cống ngầm hiện nay và giải pháp xử lý triệt để tận gốc ô nhiêm (ung thư) ở bên trong cơ thể sống của sông Tô Lịch. Từ đó, phía Nhật Bản sẽ báo cáo Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội về Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành một khu thăm quan du lịch đẹp và ý nghĩa như dòng suối Cheonggyecheon giữa lòng thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor bắt đầu từ giữa tháng 5/2019, và trải qua gần 6 tháng thực hiện, dự án này đã đạt được một số kết quả đáng kể và nhận được rất nhiều sự quan tâm trong dư luận. Bởi việc ô nhiễm tại sông Tô Lịch đã diễn ra suốt hàng thập kỹ qua, và không chỉ người dân sinh sống ở đôi bờ sông Tô Lịch mà người dân Thủ đô đều mong muốn dòng sông được cải tạo, được hồi sinh để người dân không còn phải chiu cảnh sống chung với ô nhiễm.
- Một năm sau thí điểm tại sông Tô Lịch, công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản bây giờ ra sao?
- Dự án thí điểm xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây hoàn thành với kết quả như mong đợi
- Cá Koi Nhật Bản được thả tại sông Tô Lịch sau thời gian xử lý ô nhiễm
- Chuyên gia Nhật tắm nước sông Tô Lịch gửi lời cảm ơn Thủ tướng, Chủ tịch Hà Nội

-
Toàn văn Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII
-
Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
-
"Nóng" tình trạng buôn pháo nổ những ngày cận Tết
-
Khởi tố tài xế đánh người khi bị nhắc dừng đèn đỏ trên đường Khuất Duy Tiến
-
Generali Việt Nam ra mắt phim âm nhạc Sống Như Ý phiên bản Tết 2021
-
Sanofi VN nhận Bằng khen của Bộ Y tế vì thành tích Phòng chống dịch Covid 19
-
Cuộc sống kỳ lạ của nghệ sĩ là “trai tân” duy nhất Táo quân
-
8 việc làm vào buổi sáng cả đời không lo bệnh tật
-
Tử vi thứ 5 ngày 21/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Dần tình duyên vượng sắc
-
Những hình ảnh tình tứ, nổi loạn của Hải Tú khi chưa hợp tác với Sơn Tùng M-TP
-
Giữa lúc bị chỉ trích, Hải Tú “khiêu khích” cộng đồng mạng bằng một hành động
-
Hậu trường tập Táo quân 2021: Nghệ sĩ quấn chăn, bữa ăn đạm bạc vội vàng
-
Bài học cuộc sống từ thất bại của một người cha
-
Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
-
Vì sao xe hơi màu trắng thường được lựa chọn?
-
Tại sao nên đắp chăn có trọng lượng khi ngủ?
-
Đại hội Đảng lần thứ XIII làm việc ngày đầu tiên: Các đại biểu họp phiên trù bị
-
Thấy 4 dấu hiệu này có thể mối quan hệ đang trên đà kết thúc