Kỳ thị người lao động vì mùi cơ thể, con trai nhận bài học nhớ đời về sự tử tế
Bài học về sự tử tế
Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều người đi xuất khẩu lao động, đặc biệt là ở các nước Châu Á.
Làm việc tại nơi đất khách quê người, họ phải đối mặt với không ít những khó khăn, vất vả. Hơn nữa, đôi khi những người dân địa phương chưa hiểu được cảm xúc của họ. Họ thường xuyên bị kỳ thị vì cái gọi là “mùi cơ thể” sau một ngày dài làm việc.
Vì vậy, để xóa đi sự kỳ thị này cũng như giáo dục con về sự tự tế, ông Calvin Soh, một người cha ở Singapore đã sáng tác bộ truyện tranh với hy vọng giúp con trai ông hiểu rõ hơn về những người lao động nước ngoài cảm thấy thế nào khi chúng ta xa lánh họ.
Ông đã đăng tải bộ truyện tranh với chú thích: “Khi con trẻ nói điều này, chúng ta cần dạy con những gì?”. Bài đăng đã nhanh chóng thu hút hơn 3.000 lượt chia sẻ.

“Cha ơi, con không muốn ngồi đây, con người thấy mùi hôi cơ thể từ người đàn ông kia” – cậu bé chỉ vào khoảng ghế trống bên cạnh nơi người công nhân đang ngồi.

Người cha giải thích: “Ông ấy đã phải làm việc vất vả 14 tiếng mỗi ngày. Đó là lý do tại sao người ông ấy có mùi hôi con à”.

“Ông ấy phải làm công việc mà không ai trong chúng ta mong muốn. Thậm chí, ông ấy còn phải trả một khoản tiền để được làm việc ở đây”.

“Con biết không, trên người ông ấy không chỉ đơn giản là mùi mồ hôi, đó còn là mùi của một người đang nhớ gia đình da diết, là mùi của một người hai năm mới được ôm con một lần. Có lẽ ông ấy cũng biết được mọi người nghĩ ông ấy có mùi”.
“Nhưng quan trọng nhất, ông ấy đã nhắc nhở tất cả chúng ta rằng chúng ta được sinh ra ở một đất nước phát triển, không có nghĩa là chúng ta được hưởng thụ mảnh đất này. Chúng ta cũng bắt đầu cuộc sống giống như cách ông ấy đã làm: tìm cách mưu sinh trên đất khách quê người”.

“Trên thực tế, ông ấy có mùi giống như ông cố của con khi lần đầu đặt chân đến Singapore”.
Những lời nói của Calvin thấm thía đến mức nó không chỉ dạy cho trẻ em cách đối xử tốt với những người này mà còn như một lời nhắc nhở người lớn về lý do tại sao chúng ta nên tử tế hơn với người lao động nước ngoài.
Mọi sự kỳ thị đều vô tình gây nên những tổn thương và chỉ có sự tử tế mới lấp đầy lại được. Đối với những người đi xuất khẩu lao động, sang đến xứ người đã phải trải qua những cô đơn rất lớn. Sau một ngày dài làm việc, không có gia đình để chia sẻ, động viên, họ đã phải cố gắng thế nào để vượt qua những khó khăn ấy.
Mùi cơ thể là từ những giọt mồ hôi, công sức của họ, là cả những đánh đổi để bươn chải cuộc sống.
Cuộc đời sẽ trở nên tốt đẹp hơn biết mấy nếu chúng ta đặt mình vào vị trí của nhau. Những người lao động nước ngoài, họ cũng khao khát được đối xử công bằng, được nhìn “một ánh nhìn bình thường”. Chúng ta hãy cảm thông cho họ, mở lòng để xóa bỏ những kỳ thị và tử tế với không chỉ những người lao động nước ngoài mà còn là những người xung quanh ta.

-
Vì sao nói mọi mối quan hệ trên đời đều do nhân duyên?
-
Không phải di truyền hay y tế, người sống thọ phụ thuộc phần lớn vào điều này
-
Không phải kiếm tiền, 3 điều này quan trọng hơn trong năm 2021
-
Thời gian là vàng nhưng 4 kiểu "lãng phí thời gian” này còn quý hơn vàng
-
10 bài học từ “người bạn 4 chân”
-
Gặp khó khăn nhớ 7 điều này sẽ tự tin bước tiếp
-
Lịch đi học trở lại của học sinh 63 tỉnh thành trên cả nước
-
H'hen Niê, Minh Hằng, Ninh Dương Lan Ngọc… “phát tướng” sau Tết
-
Bác sĩ “nông dân” hồi sinh hàng ngàn người từ cửa tử
-
Hết nghi lộ clip “nóng” đến drama với chủ tịch: Hải Tú còn “đất sống” ở công ty Sơn Tùng?
-
Tử vi chủ nhật ngày 21/2/2021 của 12 con giáp: Tuổi Hợi tài lộc khởi sắc rõ rệt
-
Vừa hết Tết dân Thủ đô lại "vác" đặc sản Tây Bắc về trưng nhà
-
Nông sản Hải Dương thẳng tiến miền Trung, hàng chục tấn "bay" trong nốt nhạc
-
Vì sao nói mọi mối quan hệ trên đời đều do nhân duyên?
-
7 thói quen hàng ngày gây hại móng tay
-
Quy tắc “5 phải, 3 không” giáo dục con thành người có trách nhiệm
-
Nguy cơ ung thư từ mùi nội thất trên xe ô tô
-
Sa trực tràng, mắc bệnh trĩ vì thói quen dùng điện thoại trong nhà vệ sinh