Lương chồng chuyển thẳng vào tài khoản vợ khi nào theo quy định mới?
Từ 1/1/2021, người lao động có thể ủy quyền cho người khác nhận lương trong trường hợp không thể nhận lương trực tiếp. Do đó, tiền lương của chồng có thể được chuyển thẳng vào tài khoản vợ.
Theo đó, Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ: Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Nội dung này trước đây không được quy định tại Bộ luật Lao động 2012.
Như vậy, theo quy định trên, vợ có thể là người được ủy quyền hợp pháp để nhận lương của chồng và tiền lương của chồng có thể được chuyển thẳng vào tài khoản vợ.
Điều 94 Bộ Luật Lao động 2019 cũng quy định: Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Ảnh minh họa.
Về hình thức trả lương, nếu như trước đây, Bộ luật Lao động 2012 quy định khi trả lương qua tài khoản, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về các loại phí liên quan đến việc mở và duy trì tài khoản thì Điều 96 của Bộ luật Lao động 2019 chỉ rõ: Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Và lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Xét theo quy định của Điều 94, để lương của chồng chuyển thẳng vào tài khoản của vợ thì phải đáp ứng các điều kiện:
Chồng (người lao động) không thể nhận lương trực tiếp.
Vợ là người được chồng ủy quyền hợp pháp.
Chồng đăng ký số tài khoản của vợ để nhận lương.
Như vậy, không phải lúc nào lương của chồng cũng tự động được chuyển thẳng vào tài khoản của vợ. Mà chỉ khi chồng bị ốm đau, tai nạn… hoặc lý do khác mà không thể nhận lương trực tiếp; đồng thời, vợ phải được chồng ủy quyền cho việc nhận lương thì người sử dụng lao động có thể chuyển lương của chồng vào tài khoản vợ.
Việc ủy quyền này có thể phải được thông báo bằng văn bản hoặc email cho người sử dụng lao động.

-
Thu nhập từ thưởng Tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, BHXH?
-
Điểm mới về chính sách BHYT có hiệu lực từ năm 2021
-
Lương chồng chuyển thẳng vào tài khoản vợ khi nào theo quy định mới?
-
Thủ tục đăng ký hộ khẩu Hà Nội
-
Điều kiện học, thi bằng lái xe ô tô năm 2021 theo quy định mới
-
Vợ không đóng BHXH, chồng có được nhận trợ cấp sinh con?
-
Cuộc sống kỳ lạ của nghệ sĩ là “trai tân” duy nhất Táo quân
-
8 việc làm vào buổi sáng cả đời không lo bệnh tật
-
Tử vi thứ 5 ngày 21/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Dần tình duyên vượng sắc
-
Những hình ảnh tình tứ, nổi loạn của Hải Tú khi chưa hợp tác với Sơn Tùng M-TP
-
Giữa lúc bị chỉ trích, Hải Tú “khiêu khích” cộng đồng mạng bằng một hành động
-
Hậu trường tập Táo quân 2021: Nghệ sĩ quấn chăn, bữa ăn đạm bạc vội vàng
-
Vì sao xe hơi màu trắng thường được lựa chọn?
-
Tại sao nên đắp chăn có trọng lượng khi ngủ?
-
Đại hội Đảng lần thứ XIII làm việc ngày đầu tiên: Các đại biểu họp phiên trù bị
-
Thấy 4 dấu hiệu này có thể mối quan hệ đang trên đà kết thúc
-
10 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người tiểu đường
-
7 thói quen hàng ngày gây họa cho xương khớp