Mổ thành công sỏi bàng quang là ống sonde bỏ quên 9 năm trong cơ thể
Trước đó, vào ngày 24/2 bệnh nhân H.T.H. (86 tuổi, ngụ tại Đồng Tháp) được tuyến trước chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ với chẩn đoán nhiễm trùng niệu, sỏi bàng quang còn sonde JJ đã bị đứt.
Người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân được tán sỏi niệu quản trái qua nội soi cách đây 9 năm tại một Bệnh viện ở TP.HCM. Sau tán có đặt sonde JJ và bác sĩ có dặn trở lại bệnh viện tái khám để rút thông JJ. Nhưng bệnh nhân “ngại" đi khám bệnh, lâu dần quên mất là trong cơ thể mình vẫn còn 1 ống sonde. Bệnh nhân thường xuyên đau hạ vị, tiểu gắt nhiều năm, tiền sử đái tháo đường týp 2 sáu năm.

Các bác sĩ khoa Ngoại thận – Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đang phẫu thuật lấy sỏi bàng quang trong người bệnh nhân.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu cho thấy, còn sonde JJ niệu quản bị đứt đoạn ở vị trí bàng quang tạo thành sỏi to bàng quang kích thước lớn 52x34mm và phần đầu trên ống thông có sỏi nhỏ bám.
Ê kíp bệnh viện thực hiện phẫu thuật lấy thành công viên sỏi bàng quang kích thước 5x4x5cm có đầu sonde JJ nằm bên trong, thực hiện rút thành công sonde JJ. Hiện tại, tình trạng bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ khô, sinh tồn ổn định.

Bác sĩ thăm khám bệnh nhân.
BS.CKII Nguyễn Phước Lộc cho biết, Sonde JJ được đặt để dẫn lưu niệu quản trong nhiều trường hợp sau mổ sỏi đường tiết niệu, tán sỏi thận qua da, sau tán sỏi niệu quản qua nội soi... Tuy nhiên, thời gian rút sonde do bác sĩ chỉ định và thời gian đặt sonde JJ lưu trong niệu quản tùy theo loại (thường có loại chỉ lưu được tối đa là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm). Có trường hợp bệnh nhân được đặt JJ nhưng nhiều lý do khác nhau nên ống thông bị “bỏ quên” trong cơ thể bệnh nhân. Sự lắng đọng và sau đó quá trình tạo sỏi do sonde có thể gặp phải. Ngoài ra đứt gãy sonde là biến chứng có thể gặp phải gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Các bác sĩ khuyến cáo những người bệnh khi được điều trị ở bệnh viện cần chú ý tuân thủ lời dặn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn, không nên chủ quan với sức khỏe của bản thân nhằm tránh các biến chứng đường tiết niệu do để ống thông quá lâu.

-
Cần Thơ khai mạc Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành tôm Việt Nam 2021
-
Công đoàn ngành giáo dục Cần Thơ sơ kết hoạt động quý I
-
Cứu sống bệnh nhân quốc tịch Indonesia bị nhồi máu cơ tim cấp
-
Cứu sống bệnh nhân hôn mê, ngừng tim nhờ kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy
-
Thêm 16 ca mắc COVID-19 tại 5 địa phương
-
Hoại tử phải cắt cụt chân vì nghe lời người thân đắp lá sim chữa bệnh
-
Gửi tiết kiệm hàng trăm triệu đồng, hơn 20 hộ gia đình khốn đốn vì nhiều năm không thể đòi
-
Lộ diện dàn siêu xe xuất hiện tại sự kiện khai trương Thẩm mỹ viện Mailisa chi nhánh thứ 13 tại Cần Thơ
-
Lần đầu “Bé” Xuân Mai khoe ảnh 3 con, con gái út giống hệt mẹ
-
Hôn nhân của Kinh Quốc và vợ đại gia: Thường xuyên cãi nhau, vợ không thích showbiz
-
Sau khi bị trộm 13 tỷ, Ngọc Trinh có động thái đầu tiên bảo vệ biệt thự
-
Nghi ngoại tình, ra tay sát hại vợ rồi uống thuốc sâu tự tử
-
Điều gì xảy ra với làn da khi ngủ không gối?
-
Ăn cùng một bữa sáng mỗi ngày: Tưởng nhàm chán nhưng tác dụng bất ngờ
-
Sau tuổi 50 xấu đẹp đều như nhau, sau 80 tuổi tiền nhiều cũng như ít
-
2 điều cha mẹ nhất định phải dạy con để thành công
-
13 loại cây lọc không khí nên có trong nhà
-
Người thông minh không “ăn thua” với người khác
- Nguyên Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị đề nghị truy tố với khung hình phạt cao nhất
- Đình chỉ phòng khám liên quan bệnh nhân COVID-19 người Nhật
- Thêm 4 ca mắc mới COVID-19, Hà Nội có ca đầu tiên
- Lịch đi học trở lại của học sinh 63 tỉnh thành trên cả nước
- Xác minh clip "tố" CSGT đánh vỡ mặt, chảy máu mũi một phụ nữ ở Tuyên Quang