Ngôi trường mang tên người anh hùng dạy dân nuôi tôm cá
Xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế nằm bên bờ phá Tam Giang. Vào những năm 1980 nơi đây là vùng quê nghèo khó, người dân vất vả mưu sinh bằng nghề đánh bắt tôm cá tự nhiên trên các vùng đầm phá.

Trường THCS Phan Thế Phương xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế
Cuộc sống nơi đây chỉ thực sự đổi mới kể từ ngày ông Phan Thế Phương đặt chân đến vùng đất đầy khổ cực này.
Ông Phan Thế Phương (27/6/1934 – 6/10/1991) quê tại xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông từng tham gia Cách mạng trong khi theo học trường Khải Định (nay là Quốc học), kết nạp Đảng Cộng sản Việt nam khi mới tròn 16 tuổi (năm 1950).
Sau này ông giảng dạy tại Khoa Thuỷ sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, là quyền Hiệu trưởng trường trung cấp Thuỷ sản Trung ương I (Hải Phòng) và là Giám đốc Sở Thuỷ sản Bình Trị Thiên.
Người dân ở xã Quảng Công kể lại, hàng trăm hộ gia đình tại đây có được cuộc sống sung túc hơn với đường bê tông, nhà cửa kiên cố khang trang như hôm nay chính là nhờ nghề nuôi tôm, cá mà ông “Thần Hoàng” Phan Thế Phương đã truyền dạy.
Ông Phạm Hóa (77 tuổi, trú thôn 14, xã Quảng Công) cho biết, trước khi bác Phương về truyền nghề nuôi dạy tôm cá thì ông và một số người cũng đã đào hồ nuôi. Tuy nhiên, việc nuôi tôm cá của họ không thực sự hiệu quả, thậm chí có nhiều người vì không đủ kiên nhẫn nên đã từ bỏ vùng quê nghèo đi đến nơi khác lập nghiệp.

Ông Phạm Hóa kể về câu chuyện ông Phan Thế Phương truyền dạy cho người dân cánh nuôi tôm cá
Theo lời kể của ông Hóa, khoảng năm 1988 ông Phan Thế Phương đến vùng đất này và chọn nhà ông làm địa điểm tổ chức các buổi họp, gặp mặt trao đổi với bà con trong vùng về nghề nuôi tôm cá. Bác từng giảng dạy tại Khoa Thuỷ sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội rồi sau này làm Giám đốc Sở Thuỷ sản Bình Trị Thiên nên biết rất rõ về kỹ thuật nuôi tôm cá.
“Tôi nhớ nhất là lần họp tại nhà tôi, bác đã mời nhiều chuyên gia từ các trường đại học ở Hải Phòng, Cần Thơ, lãnh đạo tỉnh… và kêu gọi người dân các xã, các huyện ven phá Tam Giang đến tham gia chật kín cả nhà”, ông Hóa nhớ lại.
Một người có gần 30 năm theo nghề nuôi tôm, ông Nguyễn Văn Tuyển (78 tuổi, trú tại thôn 14, xã Quảng Công) cho biết, ở làng này từ người già đến trẻ nhỏ ai ai cũng biết đến “Thần Hoàng” Phan Thế Phương bởi lẽ ông Phương chính là người đã mang nghề nuôi tôm, cá đến và giúp người dân phát triển sinh kế.
Đến nay, người dân đặc biệt các vị cao niên trong thôn 14 đều khẳng định sự phát triển của nghề nuôi tôm cá nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội tại đây nói chung đều là nhờ ông Phan Thế Phương. Chính vì vậy, sau khi ông Phương mất, người dân nơi đây đã lập miếu thờ phụng và xem ông là vị “Thần Hoàng” là "ông tổ" nghề nuôi tôm cá của làng.

Ông Nguyễn Văn Tuyển cho rằng ông Phương là người đã mang nghề nuôi tôm cá đến với người dân giúp họ phát triển sinh kế
Với những cống hiến của mình trong công tác và cho xã Quảng Công, ông Phan Thế Phương đã được Đảng và Nhà nước trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huân chương Hữu nghị, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới vào năm 2003.
Đặc biệt từ năm học 2013 - 2014, khi các trường THCS trên địa bàn huyện Quảng Điền được đổi tên trường, ngôi trường THCS Phan Thế Phương được công nhận theo Quyết định số 1715/QĐ-UBND của UBND huyện Quảng Điền ngày 28/5/2013 với tiền thân là trường THCS Quảng Công.

Phòng truyền thống của trường THCS Phan Thế Phương
Chia sẻ với báo Gia đình Việt Nam, thầy Trần Đình Nhật - Hiệu trưởng trường THCS Phan Thế Phương cho biết, nhà trường rất vinh dự và tự hào khi ngôi trường được mang tên ông Phan Thế Phương. Dù mới chuyển về trường công tác được một thời gian ngắn nhưng từ lâu tên của ông “Thần Hoàng” đã gắn liền trong tiềm thức cũng như người dân ở đây.
Theo thầy Nhật, dù trường được đánh giá là khó khăn nhất trong tổng số các trường THCS tại huyện Quảng Điền, tuy nhiên thầy và trò nhà trường luôn nỗ lực, quyết tâm để đạt hiệu quả cao nhất trong dạy và học để xứng đáng với tên gọi.
Ông Lê Duận - Chủ tịch UBND xã Quảng Công cũng cho biết, nghề nuôi trồng thủy sàn vẫn là nghề chủ lực của địa phương. Tính đến thời điểm hiện tại địa phương có 146 héc-ta nuôi tôm, cá tập trung ở 05 thôn vùng nông nghiệp.
“Địa phương, đặc biệt là người dân nuôi tôm cá và thầy trò trường THCS Phan Thế Phương luôn ghi nhớ công ơn của bác. Người dân đã lập miếu thờ phụng bác, trường THCS Phan Thế Phương cũng thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt để truyền đạt cho thế hệ sau biết đến công ơn to lớn của bác và lấy đó là tấm gương giáo dục cho các em học sinh”, ông Duận nhấn mạnh.
- Ngôi trường đóng học phí bằng... chai nhựa
- Nghị lực sống: Bài 2 - Hành trình trở lại bục giảng của thầy giáo mất 2 chân sau tai nạn
- Nghị lực sống: Bài 1 - Người thầy giáo đứng bục giảng trên đôi ghế nhựa
- Thầy giáo 8 năm dạy trẻ tự kỷ: "Nhìn thấy các em bật ra ngôn ngữ hay tự ăn được cơm là hạnh phúc vô cùng"

-
Công trình "đại thủy nông" bị đe dọa: UBND tỉnh chỉ đạo xác minh, Sở NN&PTNT Quảng Trị không động tĩnh
-
Tiêm ngừa vaccine Covid-19 ở những địa điểm nào tại Cần Thơ?
-
Mạo danh bác sĩ gọi điện tư vấn để lừa bán thực phẩm chức năng
-
Cơ sở cai nghiện ma túy TP Cần Thơ: Nơi vá lành những mảnh đời
-
Giải vô địch bóng chuyền bãi biển 4 x 4 quốc gia: Nam Nữ Sanvinest Khánh Hòa vô địch
-
Cuộc sống hôn nhân vất vả nhưng hạnh phúc của thầy Hùng "tí hon"
-
Phụ nữ làm "chuyện ấy" bao nhiêu lần/tuần là tốt nhất?
-
Điều đặc biệt về xế hộp 60 tỷ, nội thất theo yêu cầu Cường Đô la mới “tậu”
-
Sau tuổi 50 xấu đẹp đều như nhau, sau 80 tuổi tiền nhiều cũng như ít
-
Dàn siêu xe trăm tỷ hội tụ mừng khai trương Thẩm mỹ viện Mailisa tại Cần Thơ
-
Vì sao nên làm "chuyện ấy" ngày đèn đỏ?
-
5 điều kiêng kỵ trong ngày Tết Hàn thực
-
Thương binh "tàn nhưng không phế", vươn lên làm giàu từ nghề nuôi rắn hổ mang
-
13 triệu người mang gen tan máu bẩm sinh: Làm sao đảm bảo sức khỏe khi kết hôn?
-
Cuộc sống hôn nhân vất vả nhưng hạnh phúc của thầy Hùng "tí hon"
-
Chọn bạn đời là khoản đầu tư quan trọng nhất
-
Thói quen nấu nướng gây hại sức khỏe nhiều bà nội trợ mắc phải
-
6 điều cần khắc cốt ghi tâm để an yên tâm hồn