Nữ họa sĩ vẽ tranh bằng miệng truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Không thể sử dụng tay chân, họa sĩ Robaba Mohammadi người Afhanistan đã vượt lên số phận, làm được những điều không thể xảy ra ở một đất nước phân biệt đối xử với phụ nữ.
Bị từ chối nhập học khi còn nhỏ, cô đã tự học vẽ bằng cách ngậm cọ vẽ trong miệng để tạo ra những bức chân dung phức tạp và đầy màu sắc.

Bị khuyết tật tay chân, Robaba Mohammadi học cách vẽ tranh bằng miệng.
Hiện nay, các tác phẩm của cô gái 19 tuổi được xuất hiện tại các buổi triển lãm quốc tế. Robaba Mohammadi đã thành lập một trung tâm đào tào vẽ riêng bằng tiền bán tranh để giúp đỡ những người kém may mắn như mình.
"Tôi chủ yếu vẽ tranh về phụ nữ Afghanistan, sức mạnh của phụ nữ, vẻ đẹp của phụ nữ, tình yêu và những thách thức mà phụ nữ phải đối mặt", Mohammadi nói.

Sống tại đất nước còn nhiều định kiến, phân biệt đối xử với phụ nữ, Mohammadi không được đến trường.
Theo một khảo sát quốc gia năm 2015, khoảng 1,5 triệu người Afhanistan khuyết tật trong số 35 triệu dân, bao gồm hàng chục ngàn người bị thương do bom mìn.
Mohammadi được sinh ra với một khuyết tật thể chất vĩnh viễn, điều đó có nghĩa là cô không thể sử dụng tay chân của mình.
“Tôi thậm chí không bao giờ có thể được đến trường vì khuyết tật của mình. Nhiều lúc, tôi ganh tị với các anh chị em khi họ được đi học” – Mohammadi chia sẻ.

Bằng tiền vẽ tranh, cô đã tự mở một trung tâm đào tạo vẽ.
Nhưng với sự giúp đỡ của gia đình, cuối cùng cô đã tự học đọc và viết. Ban đầu, cô vẽ bằng cách giữ một cây bút chì lỏng lẻo trong miệng, nhưng sau đó nhận ra rằng cô ấy có thể cải thiện các chi tiết trong bản phác thảo của mình bằng cách kẹp bút chì giữa hai hàm răng.
"Tôi đã khóc rất nhiều lần tưởng như mình không vượt qua được thử thách đó. Thật khó để tạo độ sáng và bóng cho các bức tranh. Nhưng cha tôi đã ở bên tôi và khuyến khích tôi mỗi ngày", cô giải thích khi tô màu cho một khung cảnh rực rỡ.
Giờ đây cô có thể sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trên điện thoại di động của mình một cách lão luyện như bất kỳ thiếu niên nào khác bằng cách gõ bằng lưỡi.
"Chúng tôi rất tự hào về Robaba, cô ấy là nguồn cảm hứng cho những người khác biệt," anh trai cô, Ali Mohammadi, 24 tuổi, hy vọng sẽ tạo ra một khóa học xóa mù chữ cho những người khuyết tật không thể đến trường.
Afghanistan là một nơi cực kỳ bảo thủ, từ lâu được coi là một trong những nơi tồi tệ nhất thế giới phân biệt đối xử với phụ nữ, đặc biệt là với những người phụ nữ bị khuyết tật.
"Tôi cảm thấy mệt mỏi và phát ốm vì không thể rời khỏi nhà. Khi người thân đến thăm nhà, họ sẽ thì thầm rằng cha mẹ tôi đã phạm phải tội lớn là sinh ra đứa con gái khác biệt như tôi", Mohammadi nói.
Đối với Mohammadi, nghệ thuật là một cách để giải phóng sự thất vọng của mình.
-> 5 câu chuyện nhân văn truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Xem thêm: Mẹ gặp lại con gái đã mất nhờ công nghệ thực tế ảo.

-
Hoa hậu Đỗ Thị Hà bị chê trang điểm đậm khi đi học
-
Con gái Hồ Ngọc Hà mắt tròn, mũi cao hưởng nét đẹp của bố mẹ
-
Tử vi thứ 2 ngày 11/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tuất sự nghiệp đại cát đại lợi
-
Tử vi thứ 3 ngày 12/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Dần tài lộc vượng phát
-
Tử vi thứ 5 ngày 14/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ tài lộc vượng phát
-
Đời người có 3 bước đi dễ phạm sai lầm khó sửa chữa
-
Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức: "Độ tuổi đột quỵ đang trẻ dần do nhiều yếu tố"
-
Làm việc để sống hay sống để làm việc?
-
7 sai lầm đẩy hôn nhân xuống vực thẳm
-
Làm sạch cơ thể tự nhiên bằng bơ, dứa và rau củ có sẵn trong nhà
-
5 đặc điểm của phụ nữ sống thọ
-
Tại sao giọng nói thay đổi trong các tình huống khác nhau?