"Phát hiện dầu thải tràn vào nguồn nước nhưng vẫn cấp nước là vô cảm"
Người dân có quyền khởi kiện vì nước sinh hoạt nhiễm bẩn
Nhiều hộ dân ở quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai… (TP. Hà Nội) đang hoang mang, lo lắng vì nguồn nước do Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) cung cấp bị ô nhiễm.
Trong khi đó, thông tin cho hay, một số cán bộ của Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đã phát hiện khu vực đầu nguồn tại khe núi tại xã Phú Minh (Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) có dấu hiệu đổ trộm dầu nhớt thải. Chất thải dầu này đã chảy lan ra suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài (là hồ chứa nước để cấp cho nhà máy) nhưng đã không ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm của nguồn dầu này theo quy định, mà cứ để như vậy khiến váng dầu này chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân ở các vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân khiến dư luận hết sức bất bình.

Ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng giám đốc Công ty CP kinh doanh nước sạch sông Đà (Viwasupco).
>>>Vụ nước sinh hoạt tại Hà Nội bốc mùi: Nhân viên Viwasupco phát hiện nhưng không báo cáo
Nhiều ý kiến cho rằng đây là hành vi không thể chấp nhận được và các cơ quan chức năng cần khởi tố vụ án để xử lý trách nhiệm đối với doanh nghiệp và các cá nhân liên quan.
Trao đổi với PV Báo Gia đình Việt Nam về vấn đề này, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho rằng nếu phía Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) biết có dầu thải tràn vào nguồn nước, chất lượng nước không đảm bảo, không đủ điều kiện sử dụng mà vẫn cấp nước thì hành vi này là hết sức đáng lên án và cần phải xử lý theo quy định pháp luật.
"Khi phát hiện ra sự việc thì việc cần thiết là ngưng cấp nước để cho dòng chảy trở về với hiện trạng ban đầu bởi vấn đề ô nhiễm môi trường nước đang lan rộng và gây nguy hiểm cho sức khỏe của nhiều người nhưng không hiểu vì sao mà Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà vẫn tiến hành sản xuất và cấp nước về Thủ Đô. Theo tôi đó là một sự vô cảm, là thiếu trách nhiệm trầm trọng, coi thường tính mạng sức khỏe người dân", luật sư Diệp Năng Bình bày tỏ.

Người dân xếp hàng trong đêm chờ lấy nước sạch sinh hoạt
Theo chuyên gia pháp lý này, việc xử lý như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ sai phạm và hậu quả xảy ra. Tùy vào hậu quả xảy ra mà hành vi này có thể bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho rằng những thiệt hại về tinh thần trước sự hoang mang, lo lắng của hàng trăm nghìn người dân Thủ đô, những thiệt hại về kinh tế cũng không nhỏ khi người dân phải tự đi mua nước đóng bình về để phục vụ sinh hoạt, phải thay bộ lõi lọc cho các máy lọc nước trong gia đình.
"Do đó đủ cơ sở để yêu cầu đơn vị cung cấp nước phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với toàn bộ những thiệt hại của người dân. Tuy nhiên, do người dân không ký trực tiếp với công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà nên phải xem lại hợp đồng là đơn vị nào đã bán trực tiếp nước cho người dân", Luật sư Diệp Năng Bình phân tích.
Đổ trộm chất thải gây ô nhiễm bị xử lý thế nào?
Ngay sau khi sự việc xảy ra, UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình tổ chức điều tra làm rõ hành vi đổ trộm chất dầu thải tại khe núi tại xã Phú Minh (Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) cũng như hành vi thiếu trách nhiệm của cán bộ, lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà khi biết rõ có sự ô nhiễm từ nguồn dầu thải đã không có hành vi ngăn chặn kịp thời dẫn đến sự cố nhiễm toàn bộ hệ thống cung cấp nước cho người dân tại quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông để xử lý theo quy định của pháp luật.
Hiện tại, các đơn vị chức năng đang truy tìm đối tượng đổ trộm dầu thải làm tràn xuống suối gây ảnh hưởng đến việc sản xuất nước sinh hoạt và cuộc sống của hàng vạn người dân Thủ đô.

Lo lắng về chất lượng nước sinh hoạt, nhiều hộ dân đã sử dụng "giải pháp" thay thế là mua nước bình, lắp máy lọc nước để nấu nướng, ăn uống.
Theo Luật sư Diệp Năng Bình, hành vi xả thải ra môi trường mà chưa qua xử lý không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân mà còn là hành vi bất hợp pháp. Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý về hình sự.
"Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội gây ô nhiễm môi trường đã nâng mức phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng và nâng mức phạt tù từ 1 - 5 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp nghiêm trọng thì có thể bị phạt tiền từ 1 - 3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 3 - 7 năm. Đặc biệt, đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này bị phạt tiền từ 1 - 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm", Luật sư Diệp Năng Bình phân tích.
Ngoài ra, theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp phải có biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu; Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức; Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Người dân Hà Nội gọi hơn 2.000 cuộc điện thoại khẩn xin cấp nước sạch
- Hà Nội khuyến cáo người dân không nên sử dụng nước sông Đà để nấu ăn, uống
- Vụ nước sinh hoạt tại Hà Nội bốc mùi: Nhân viên Viwasupco phát hiện nhưng không báo cáo
- Nước sinh hoạt bốc mùi, người dân Hà Nội đổ xô mua máy lọc, nước bình

-
2 ca mắc COVID-19 tại Hà Nội và Đà Nẵng
-
Nestlé Việt Nam tiếp tục được ghi nhận thành tích xuất sắc đóng góp ngân sách Nhà nước
-
TP Cần Thơ bổ nhiệm 2 giám đốc sở và 1 quyền chủ tịch quận
-
Tặng xe đạp cho sinh viên hiến máu nhiều lần nhất tại “Chủ nhật đỏ” lần thứ 11
-
Sinh viên ĐH Kiến trúc TP. HCM giành giải nhất về thiết kế nội thất
-
Công ty TNHH ô tô Trường Sinh cẩu kéo xe 5km, thu 10 triệu đồng
-
Con gái Hồ Ngọc Hà mắt tròn, mũi cao hưởng nét đẹp của bố mẹ
-
Tử vi thứ 3 ngày 12/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Dần tài lộc vượng phát
-
Tử vi thứ 5 ngày 14/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ tài lộc vượng phát
-
Bí quyết “níu” thanh xuân của U50 khiến cộng đồng bỉm sữa ngỡ ngàng, thích thú
-
Tử vi chủ nhật ngày 17/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tuất có tin vui tài lộc
-
Tử vi thứ 7 ngày 16/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tuất sự nghiệp suôn sẻ
-
5 bài học đáng suy ngẫm từ buổi họp lớp sau 20 năm
-
Hành trình từ bỏ thuốc lá, rượu bia của một người 20 năm nghiện ngập
-
Những quy tắc con trẻ cần thuộc lòng đặc biệt là điều thứ 10
-
Một câu nói "giết chết" cuộc hôn nhân
-
7 lỗi chải đầu khiến tóc nhanh hư tổn
-
Không cần tủ lạnh, làm theo 6 cách này thực phẩm vẫn tươi ngon cả tuần
- Người bỏ quên cháu bé trường Gateway tới tử vong tiết lộ uẩn khúc chiếc áo và quả bóng bay lạ
- Về thôn ăn hàng tấn thịt chó ngày mùng 4 tết ở Hà Nội
- Ngắm biệt thự xa hoa "toàn tiền đi vay" của Phó Chủ tịch Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu
- Ninh Bình lấy mẫu xét nghiệm, cách ly 2 trường hợp bị sốt nghi nhiễm nCoV
- Diễn biến dịch COVID-19 ngày 16/3: Hai bệnh nhân chuyển biến xấu, phải thở máy