Siết chặt quản lý phòng khám tư nhân ở Hà Nội
Theo quy định, phòng khám được cấp phép trên biển hiệu phải có tên phòng khám (chuyên khoa, đa khoa, hay phẫu thuật thẩm mỹ…), tên bác sĩ phụ trách chuyên môn, giờ làm việc, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, số giấy phép được Sở Y tế cấp. Thế nhưng, ghi nhận của phóng viên, trên địa bàn Hà Nội có nhiều phòng khám chưa tuân thủ quy định trên.
Trả lời báo chí, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y, dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) Nguyễn Quang Trung cho biết, còn nhiều phòng khám tư nhân hoạt động “chui”, không treo biển hiệu; chỉ hoạt động lén lút ngoài giờ hành chính, hoặc làm về đêm, đến tận nhà khách hàng để thực hiện dịch vụ… Vì thế, ngay cả cơ quan quản lý tại địa phương cũng không thể kiểm soát được. Thậm chí, có những huyện ngoại thành vì tâm lý “nể nang” họ hàng, làng xóm nên khi phát hiện có nơi hoạt động không phép, vi phạm quy định về điều kiện hành nghề nhưng chính quyền địa phương vẫn khó xử lý vi phạm.

Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội tiến hành hoạt động giám sát tại Phòng khám đa khoa Y Tâm (quận Hà Đông). Ảnh: Tuyết Mai
Thực tế, để đưa các phòng khám tư nhân hoạt động theo đúng quỹ đạo, trong tháng 6 và tháng 7-2020, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất về hoạt động của các phòng khám tư có yếu tố nước ngoài, sau đó tiếp tục triển khai công tác này tại các phòng khám sản phụ khoa trên địa bàn thành phố…
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho rằng, muốn quản lý được các phòng khám tư phải siết chặt việc cấp phép, không để họ hoạt động “chui”. Mặt khác, khi phát hiện vi phạm phải xử phạt thật nghiêm, thậm chí đóng cửa, niêm phong không cho hoạt động. Để làm được điều đó không chỉ dựa vào một mình ngành Y tế mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là của người đứng đầu chính quyền các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn.
Trưởng phòng Quản lý hành nghề y, dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) Nguyễn Quang Trung kiến nghị, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân biết phòng khám nào được cấp phép, phòng khám nào vi phạm... Đặc biệt, khi có nhu cầu đến phòng khám, người dân cần phải tìm hiểu kỹ xem nơi đó được cấp phép chưa. Nếu thấy phòng khám không đáp ứng các yêu cầu trên, hoạt động không đúng phạm vi chuyên môn được cấp phép, người dân nên từ chối tiếp nhận dịch vụ để tránh “tiền mất, tật mang”.

-
Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
-
"Nóng" tình trạng buôn pháo nổ những ngày cận Tết
-
Khởi tố tài xế đánh người khi bị nhắc dừng đèn đỏ trên đường Khuất Duy Tiến
-
Generali Việt Nam ra mắt phim âm nhạc Sống Như Ý phiên bản Tết 2021
-
Sanofi VN nhận Bằng khen của Bộ Y tế vì thành tích Phòng chống dịch Covid 19
-
Đường phố Hà Nội ngập sắc đỏ trong ngày Đại hội XIII của Đảng
-
Cuộc sống kỳ lạ của nghệ sĩ là “trai tân” duy nhất Táo quân
-
8 việc làm vào buổi sáng cả đời không lo bệnh tật
-
Tử vi thứ 5 ngày 21/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Dần tình duyên vượng sắc
-
Những hình ảnh tình tứ, nổi loạn của Hải Tú khi chưa hợp tác với Sơn Tùng M-TP
-
Giữa lúc bị chỉ trích, Hải Tú “khiêu khích” cộng đồng mạng bằng một hành động
-
Hậu trường tập Táo quân 2021: Nghệ sĩ quấn chăn, bữa ăn đạm bạc vội vàng
-
Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
-
Vì sao xe hơi màu trắng thường được lựa chọn?
-
Tại sao nên đắp chăn có trọng lượng khi ngủ?
-
Đại hội Đảng lần thứ XIII làm việc ngày đầu tiên: Các đại biểu họp phiên trù bị
-
Thấy 4 dấu hiệu này có thể mối quan hệ đang trên đà kết thúc
-
10 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người tiểu đường