Sự thật về mũi – cơ quan quyền lực nhất của con người
Mũi người có thể xác định hơn 1000 tỷ mùi, từ hương chiếc bánh mì hấp dẫn đến mùi hôi của nhà vệ sinh công cộng,…
Phụ nữ xác định mùi tốt hơn đàn ông
Có bằng chứng cho thấy rằng phụ nữ xác định mùi tốt hơn đàn ông, có lẽ vì vùng não dành riêng cho việc xử lý mùi ở phụ nữ lớn hơn 50%. Mũi phụ nữ nhạy hơn khi mang thai, điều này có thể giải thích cho cảm giác thèm ăn bất thường.
Có thể bạn chưa biết, nhà sản xuất rượu vang Hà Lan Ilja Gort có khứu giác tinh tế đến mức anh ta đã mua bảo hiểm chiếc mũi của mình với giá 8 triệu USD.

Ảnh minh họa.
Chọn đối tác thông qua mùi
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Utrecht, Hà Lan đã phát hiện ra rằng chúng ta có thể phát hiện cảm xúc - chẳng hạn như sợ hãi và ghê tởm - bằng cách đánh hơi các tín hiệu hóa học mà con người phát ra, kích thích tình dục.

Ảnh minh họa.
Một thí nghiệm được thực hiện bởi Claus Wedekind vào năm 1994 cho thấy chúng ta có thể chọn đối tác thông qua mùi. Nhà khoa học này đã chứng minh được con người có cơ chế phát hiện ra bạn tình có các gen khác nhau, để đứa trẻ sinh ra có hệ miễn dịch mạnh hơn.
Mũi không thể phát hiện những mùi hương nguy hiểm nhất
Bất chấp tất cả những gì mũi có thể ngửi thấy nhưng nó không thể phát hiện ra một số mùi hương nguy hiểm nhất ví dụ như khí tự nhiên và carbon monoxide.
Mũi cũng phục vụ như một bộ lọc quan trọng, làm ấm hơn và tạo độ ẩm cho không khí mà chúng ta hít thở (từ 18.000 đến 20.000 lít mỗi ngày). Vào những ngày lạnh lẽo khô hanh, tốt hơn hết là hít thở qua mũi thay vì miệng - không khí sẽ được làm ấm, giữ ẩm trước khi đến được phổi.
Vi khuẩn có hại được ngăn chặn xâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua việc sản xuất chất nhầy, không chỉ ở mũi mà còn cả xoang, họng, phổi và đường tiêu hóa để giữ ẩm cho các khu vực này.
Mỗi người sản xuất gần một lít nước mũi mỗi ngày. Khi bạn bị bệnh, mũi và xoang sản xuất gần gấp đôi lượng nước mũi hơn bình thường bởi vì, mặc dù có phần hơi “gớm” nhưng nước mũi giúp bạn khỏe mạnh.
1 cú hắt hơi “tống khứ” ngàn vi khuẩn ra khỏi cơ thể
Bên cạnh đó, mũi giúp con người “tống khứ” những thứ gây hại cho cơ thể thông qua việc hắt hơi. Một cú hắt hơi mỗi lần trục xuất khoảng 40.000 giọt chất lỏng, 100.000 vi khuẩn, có thể di chuyển với tốc độ lên đến 161 km một giờ.
Mũi là yếu tố đánh giá thẩm mỹ
Mũi của chúng ta đều làm cùng một công việc bất kể hình dạng và kích thước như thế nào. Theo “Journal of Craniofacial Surgery”, có ít nhất 14 loại mũi khác nhau.

Ảnh minh họa.
Hình dạng mũi trong nhiều thế kỷ đã được coi là một phần quan trọng trong nhận thức của chúng ta về vẻ đẹp và tính cách. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại nhận định chiếc mũi dài và khỏe đại diện cho sức mạnh.
Mũi của chúng ta kết nối với bộ nhớ nhiều hơn chúng ta có thể nhận ra. Mùi là một trong những giác quan duy nhất được kết nối trực tiếp với các vùng não hình thành nên trí nhớ và xử lý cảm xúc.
-> Trị dứt điểm sổ mũi khi thời tiết giao mùa không cần dùng thuốc
Xem thêm: Trị ho hiệu quả tại nhà bằng gừng tươi.

-
10 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người tiểu đường
-
7 thói quen hàng ngày gây họa cho xương khớp
-
Ra mắt sáng kiến nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh Hen
-
Tử vi chủ nhật ngày 24/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Dần tài lộc dồi dào
-
6 nguy hại đối với sức khỏe khi tắm vào mùa Đông
-
Tác hại khôn lường khi nhịn tiểu lâu
-
Cuộc sống kỳ lạ của nghệ sĩ là “trai tân” duy nhất Táo quân
-
8 việc làm vào buổi sáng cả đời không lo bệnh tật
-
TP Cần Thơ bổ nhiệm 2 giám đốc sở và 1 quyền chủ tịch quận
-
Ảnh hậu trường tố Ngọc Trinh eo kém thon, vòng một xập xệ
-
Tử vi thứ 5 ngày 21/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Dần tình duyên vượng sắc
-
Tử vi chủ nhật ngày 17/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tuất có tin vui tài lộc
-
10 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người tiểu đường
-
7 thói quen hàng ngày gây họa cho xương khớp
-
Vì sao có tiếng muỗi vo ve bên tai khi ngủ?
-
6 nguy hại đối với sức khỏe khi tắm vào mùa Đông
-
Chuyên gia Harvard chỉ 7 điều cha mẹ nên làm để dạy con mạnh mẽ
-
Để cuộc sống tốt đẹp đừng bỏ qua 4 điều quan trọng này
- Các bước cần làm khi đi khám bệnh để không lây nhiễm virus SARS-CoV-2
- Tại sao không nên dùng điện thoại làm đồng hồ báo thức?
- Chàng trai chăm thể dục, ăn uống điều độ bất ngờ bị ung thư
- Tại sao một số sợi lông trên cơ thể lại mọc dài tới mức vô lý?
- Cơ thể thay đổi thế nào khi uống 2 cốc bia mỗi ngày trong 1 tháng?