Thu nhập hơn 2,5 tỷ đồng/năm nhờ trồng bưởi Phúc Trạch
Truyền thống trồng bưởi
Trong số hàng nghìn người dân đã có công vun trồng, chăm sóc và phát triển giống bưởi Phúc Trạch nổi tiếng của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) thì anh Nguyễn Hùng Thắng là một người khá đặc biệt. Đặc biệt bởi anh là cháu nội của cụ Nguyễn Chi - người từng đạt giấy khen vì đã có quả bưởi Phúc Trạch được công nhận là thứ trái tốt và ngon trong cuộc thi đấu các giống trái do thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tổ chức tại huyện Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh) vào năm 1938.

Vợ chồng anh Nguyễn Hùng Thắng bên những gốc bưởi Phúc Trạch sai trĩu quả.
>>> Lưu Minh Chính: Chàng trai trẻ làm giàu từ trại gà Đông tảo
Người trong vùng kể lại, hồi đó có rất nhiều giống cây, hoa quả được nông dân, nhà vườn từ khắp nơi đem đến thi đấu xảo nhưng bưởi của gia đình cụ Nguyễn Chi vẫn xuất sắc vượt qua để đã đạt vị trí cao nhất.
Vinh dự và tự hào về tay nghề chăm sóc, vun trồng cây trái như vậy nên cụ Nguyễn Chi trước khi mất đã trao lại tấm giấy khen như một thứ bảo vật của gia đình cho con cháu.
Bố của anh Thắng là ông Nguyễn Văn Độ (xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) cho biết, khi còn công tác tại Hà Nội, trước khi ông chuẩn bị về hưu, để tìm hiểu nguồn gốc của văn bản này, ông đã đem tờ giấy khen này đến Đại sứ quán Pháp hỏi và nhờ tìm hiểu thêm.

Giấy khen của gia đình anh Thắng còn giữ được từ cuộc đấu xảo các giống cây trái từ năm 1938.
"Sau một thời gian tra cứu, tìm kiểm thì phía họ trả lời trong Bảo tàng tại Pháp hiện nay cũng vẫn có lưu giữ một giấy như thế này", ông Độ kể.
Sau gần 70 năm cất giữ tấm giấy khen đặc biệt, ông Độ đã quyết định trao lại cho người con trai Nguyễn Hùng Thắng với kỳ vọng tiếp nối truyền thống của gia đình trong việc chăm sóc, gìn giữ và phát triển sản vật quý của quê hương Phúc Trạch.
Thu tiền tỷ từ giống bưởi quý
Sau khi lập gia đình, năm 2007, anh Thắng quyết định chuyển từ xã Phúc Trạch sang quê vợ là xã Hương Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) để sinh sống và mạnh dạn thuê lại đất của nông trường và hai vợ chồng anh không quản khó khăn, gian khổ, quyết tâm học hỏi kinh nghiệm, đầu tư và tìm kiếm hướng phát triển cho giống bưởi độc đáo này.
Trời không phụ lòng người, tròn 10 năm kể từ ngày những gốc bưởi đầu tiên bén rễ, năm 2017 gia đình anh Thắng đã xây dựng thành công mô hình Sản phẩm bưởi Phúc Trạch đạt tiêu chuẩn VietGAP đạt năng suất chất lượng cao.

Mô hình sản phẩm bưởi Phúc Trạch đạt tiêu chuẩn VietGAP đem lại thu nhập cao cho gia đình anh Nguyễn Hùng Thắng.
Các sản phẩm bưởi Phúc Trạch từ mô hình trang trại của vợ chồng anh Nguyễn Hùng Thắng được người tiêu dùng đặc biệt yêu thích bởi quả ngọt ngon, tép giòn tan, mọng nước. Bưởi từ trang trại của vợ chồng anh Thắng đã được cung cấp cho các chuỗi cửa hàng nông sản thực phẩm sạch ở Hà Nội, Lào Cai, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình…
"Tôi nghĩ đây là một hướng làm ăn đúng đắn. Bưởi Phúc Trạch được trồng theo quy trình sạch, đạt tiêu chuẩn VietGAP nên gia đình yên tâm về đầu ra của sản phẩm", anh Thắng chia sẻ. Hiện tại, gia đình anh Thắng đã trồng được 12 ha bưởi Phúc Trạch, tại hai vùng chính ở xóm Tân Phúc, xã Hương Trạch và xóm 13 xã Hà Linh (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).

Những trái bưởi Phúc Trạch theo tiêu chuẩn VietGAP được người tiêu dùng đặc biệt yêu thích bởi quả ngọt ngon, tép giòn tan, mọng nước.
Đặc biệt, mô hình trồng bưởi của gia đình anh Thắng có lợi thế tận dụng nước suối tự nhiên nên không bao giờ hết nước tưới, tăng cường các chất mùn, hữu cơ để kéo dài thời gian thu hoạch mà không bị xốp và bưởi không bị đắng.
Riêng mùa bưởi năm nay vườn bưởi nhà anh Thắng cho thu hoạch khoảng 8,5 vạn quả, mang lại thu nhập trên 2,5 tỷ đồng. Giải quyết việc làm ổn định, thường xuyên cho 8 lao động nông thôn là những hộ dân nghèo đến từ xã vùng sâu, vùng xa biên giới.
Nỗ lực của anh chị đã không chỉ tiếp nối phát huy truyền thống gia đình, truyền thống quê hương, mà còn góp phần lan tỏa thương hiệu bưởi Phúc Trạch, củng cố niềm tin, khẳng định chất lượng đối với loại đặc sản nổi tiếng có một không hai của vùng đất Hương Khê, Hà Tĩnh.

-
Ảnh: Hiểm họa từ những chung cư cũ ở Hà Nội
-
10 phút can thiệp cứu sống cụ ông đột quỵ nặng
-
"Chuồng cọp" treo lơ lửng, lan can tạm bợ tại các khu chung cư cũ Hà Nội
-
Tặng bằng khen cho nam thanh niên dũng cảm cứu bé gái rơi từ tầng 13 chung cư
-
"Bố mẹ có lối sống lệch lạc, phóng túng khiến trẻ dễ bị bạo hành, xâm hại"
-
Toàn cảnh sự việc nam thanh niên cứu cháu bé 2 tuổi rơi từ tầng 13 chung cư ở Hà Nội
-
Lịch đi học trở lại của học sinh 63 tỉnh thành trên cả nước
-
Tử vi thứ 5 ngày 25/2/2021 của 12 con giáp: Tuổi Sửu vận trình tài lộc tươi sáng
-
Lãnh đạo Cần Thơ kiểm tra tiến độ công trình Đền thờ các Vua Hùng
-
Bác sĩ “nông dân” hồi sinh hàng ngàn người từ cửa tử
-
Ly kỳ chuyện chạy giặc và tục ăn "Tết lại" của ngôi làng ở Chương Mỹ - Hà Nội
-
Tử vi thứ 4 ngày 24/2/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tị tài lộc vượng sắc
-
Những người hùng không mặc áo choàng
-
"Bố mẹ có lối sống lệch lạc, phóng túng khiến trẻ dễ bị bạo hành, xâm hại"
-
Giây phút nào bạn nhận ra cha mẹ đã già?
-
10 mẹo mặc quần áo giúp phụ nữ trẻ hơn 10 tuổi
-
8 sai lầm thường gặp khi thiết kế căn hộ nhỏ
-
Vì sao trước Phật tổ lại thắp 3 nén hương, 3 vái, 3 lạy?