Trọng tâm chính sách dân số dịch chuyển từ DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển
Nói về nhiệm vụ và những hoạt động trọng tâm của Tổng cục Dân số trong thời gian tới, ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết: Công tác dân số là công tác vừa có tính cấp bách vừa là chiến lược, lâu dài. Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển. Vấn đề dân số không phải là vấn đề mà ta có thể nhìn thấy ngay được như các vấn đề điều trị bệnh trong y tế, vấn đề môi trường... Giải quyết vấn đề trong dân số không thể một sớm một chiều có thể giải quyết được, đó là vấn đề của 10 năm, 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm sau.

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển
Điều đáng lo ngại nhất là chất lượng dân số nước ta cả về mặt thể lực chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Việt Nam đã bước vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng nhưng vẫn chưa tận dụng được hết lợi thế của nó. Bên cạnh đó là những thách thức về chất lượng dân số, về tỷ số giới tính khi sinh, về an sinh xã hội cho người cao tuổi… Lo ngại lớn hơn nữa là bộ máy tổ chức đang thiếu ổn định, nguồn lực cho công tác dân số bị cắt giảm… Những khó khăn đó đang “hiện thực hoá” thực trạng mà Nghị quyết 21 đã chỉ rõ; đồng thời làm tăng thêm lo lắng về việc làm thế nào để triển khai thành công Nghị quyết 21 khi còn quá nhiều khó khăn nêu trên.
Ông Nguyễn Doãn Tú cho biết, Nghị quyết 21 nhấn mạnh tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ rằng, chuyển trọng tâm công tác dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển không có nghĩa là xem nhẹ công tác KHHGĐ mà đây vẫn là nội dung hết sức quan trọng. Bởi quy mô phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của nước ta vẫn còn rất cao, nhu cầu về cung cấp các dịch vụ về KHHGĐ vẫn rất lớn mà hiện nay chúng ta vẫn chưa đáp ứng được. Do đó, trong thời gian tới, bên cạnh việc phát triển toàn diện, ngành Dân số vẫn song song tập trung đẩy mạnh tư vấn và cung ứng dịch vụ DS/SKSS/KHHGĐ, đặc biệt là cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Nhiệm vụ giảm sinh đã đạt được mục tiêu nhưng vẫn phải liên tục duy trì. Giai đoạn tiếp theo công tác dân số phải triển khai đồng loạt các vấn đề khác. Trước những vấn đề mới, thách thức mới, công tác truyền thông vận động xã hội có một vai trò rất lớn. Công tác dân số từ trước đến nay và sau này vẫn là cuộc vận động xã hội rộng lớn, nếu không có sự tham gia của cả hệ thống chính trị thì không thể thành công.
“Thời gian tới, ngành Dân số sẽ tập trung truyền thông vào các vấn đề: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tận dụng cơ cấu “dân số vàng”; thích ứng với già hóa dân số; điều chỉnh phân bổ dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số góp phần phát triển nhanh và bền vững đất nước”, ông Nguyễn Doãn Tú nói.

Nghị quyết 21 nhấn mạnh tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển.
Để triển khai thành công các mục tiêu đã đề ra, Nghị quyết 21-NQ/TW đã nhấn mạnh: Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số. Theo đó, các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện Nghị quyết đó là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền; Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động; hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ; bảo đảm nguồn lực; kiện toàn tổ chức bộ máy... Từ đó, giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số.
Ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết: “Năm 2019 là năm có rất nhiều khó khăn trước mắt và lâu dài. Tôi mong muốn những người làm công tác dân số ở cơ sở phát huy lòng nhiệt thành, tâm huyết, tinh thần vượt khó và truyền thống đoàn kết mà chúng ta đã có và đã gây dựng hơn nửa thập kỷ qua; hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã giao. Mong rằng công tác dân số sẽ có những khởi sắc trong năm 2019 và những năm tiếp theo, để sự nghiệp dân số phát triển, đóng góp lớn vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”.
->Cậu bé 7 tuổi thu nhập 22 triệu USD/năm nhờ kênh Youtube
Xem thêm: Đại gia Phúc Xo sở hữu khối lượng vàng nhiều nhất Việt Nam

-
2 ca mắc COVID-19 tại Hà Nội và Đà Nẵng
-
Nestlé Việt Nam tiếp tục được ghi nhận thành tích xuất sắc đóng góp ngân sách Nhà nước
-
TP Cần Thơ bổ nhiệm 2 giám đốc sở và 1 quyền chủ tịch quận
-
Tặng xe đạp cho sinh viên hiến máu nhiều lần nhất tại “Chủ nhật đỏ” lần thứ 11
-
Sinh viên ĐH Kiến trúc TP. HCM giành giải nhất về thiết kế nội thất
-
Công ty TNHH ô tô Trường Sinh cẩu kéo xe 5km, thu 10 triệu đồng
-
Con gái Hồ Ngọc Hà mắt tròn, mũi cao hưởng nét đẹp của bố mẹ
-
Tử vi thứ 2 ngày 11/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tuất sự nghiệp đại cát đại lợi
-
Tử vi thứ 3 ngày 12/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Dần tài lộc vượng phát
-
Tử vi thứ 5 ngày 14/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ tài lộc vượng phát
-
Bí quyết “níu” thanh xuân của U50 khiến cộng đồng bỉm sữa ngỡ ngàng, thích thú
-
Tử vi thứ 7 ngày 16/1/2021 của 12 con giáp: Tuổi Tuất sự nghiệp suôn sẻ
-
Hành trình từ bỏ thuốc lá, rượu bia của một người 20 năm nghiện ngập
-
Những quy tắc con trẻ cần thuộc lòng đặc biệt là điều thứ 10
-
Một câu nói "giết chết" cuộc hôn nhân
-
7 lỗi chải đầu khiến tóc nhanh hư tổn
-
Không cần tủ lạnh, làm theo 6 cách này thực phẩm vẫn tươi ngon cả tuần
-
3 loại gia vị ngấm ngầm hại gan nhà nào cũng dùng
- Người bỏ quên cháu bé trường Gateway tới tử vong tiết lộ uẩn khúc chiếc áo và quả bóng bay lạ
- Về thôn ăn hàng tấn thịt chó ngày mùng 4 tết ở Hà Nội
- Ngắm biệt thự xa hoa "toàn tiền đi vay" của Phó Chủ tịch Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu
- Ninh Bình lấy mẫu xét nghiệm, cách ly 2 trường hợp bị sốt nghi nhiễm nCoV
- Diễn biến dịch COVID-19 ngày 16/3: Hai bệnh nhân chuyển biến xấu, phải thở máy